Vươn ra biển lớn

Năm 2024, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và khu vực còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của các cuộc xung đột và cạnh tranh thương mại, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các doanh nghiệp, năm 2024 kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Phước ước đạt 4,6 tỷ USD, tăng 10,05% so với năm 2023; kim ngạch nhập khẩu đạt 2,9 tỷ USD, như vậy xuất siêu của tỉnh đạt 1,7 tỷ USD. Không chỉ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mà các doanh nghiệp khối tư nhân cũng đã có những đóng góp tích cực cho tăng trưởng xuất khẩu của tỉnh.

Doanh nghiệp chủ động hội nhập

Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cao su đứng đầu cả nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH cao su Thuận Lợi, xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú Võ Quang Thuận cho biết: Trong những năm qua, công ty đã chủ động hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới với hơn 100 nước. Công ty hiện có 2 nhà máy nằm trong vùng cao su trọng điểm của Việt Nam, chuyên sản xuất các sản phẩm mủ cao su xuất khẩu. Công suất mỗi năm đạt khoảng 100 ngàn tấn. Với giá trị cốt lõi là “bền vững - uy tín - tử tế - sáng tạo”, doanh nghiệp đã đạt nhiều thương hiệu uy tín để xuất khẩu sang các thị trường khó tính như châu Âu, Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Công ty TNHH cao su Thuận Lợi nhận giải vàng chất lượng quốc gia năm 2024

Công ty TNHH cao su Thuận Lợi nhận giải vàng chất lượng quốc gia năm 2024

Để chủ động hội nhập và phát triển bền vững, 20 năm qua, Công ty TNHH cao su Thuận Lợi luôn tuân thủ phương châm “Chất lượng là yếu tố hàng đầu, tạo nên uy tín và bền vững”, công ty thiết lập và xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015; liên tục đầu tư theo khả năng về nhân lực chuyên môn, máy móc và công nghệ để nâng cao chất lượng, sản lượng và đạt được các chứng chỉ cao nhất của ngành chế biến mủ cao su. Đặc biệt, năm 2024, Công ty TNHH cao su Thuận Lợi là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ GPEA (Giải thưởng chất lượng quốc tế châu Á - Thái Bình Dương). Với chứng chỉ này, năm 2024 công ty xuất bán hơn 3.000 tấn mủ với giá chênh lệch cao hơn thị thường từ 2,5-5 triệu đồng/tấn. Lợi nhuận chênh lệch được chia đều cho bà con nông dân.

Phòng quản lý chất lượng VILAS 921 của công ty TNHH Cao su Thuận Lợi được đầu tư đầy đủ trang thiết bị hiện đại để kiểm định chất lượng từng sản phẩm mủ cao su của công ty

Phòng quản lý chất lượng VILAS 921 của công ty TNHH Cao su Thuận Lợi được đầu tư đầy đủ trang thiết bị hiện đại để kiểm định chất lượng từng sản phẩm mủ cao su của công ty

Phòng quản lý chất lượng VILAS 921 của công ty TNHH Cao su Thuận Lợi được đầu tư đầy đủ trang thiết bị hiện đại để kiểm định chất lượng từng sản phẩm mủ cao su của công ty

Phòng quản lý chất lượng VILAS 921 của công ty TNHH Cao su Thuận Lợi được đầu tư đầy đủ trang thiết bị hiện đại để kiểm định chất lượng từng sản phẩm mủ cao su của công ty

Dây chuyền sản xuất mủ kem của công ty TNHH Cao su Thuận Lợi, xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú

Dây chuyền sản xuất mủ kem của công ty TNHH Cao su Thuận Lợi, xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú

Ông Võ Quang Thuận, cho biết thêm: Châu Âu là một trong những thị trường cao su có mức độ quản lý và kiểm soát nguồn hàng rất cao. Chính vì vậy, muốn vào thị trường châu Âu, doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu kiểm duyệt khắt khe, chứng minh được nguồn hàng chất lượng cao và phải có những cam kết đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Để đáp ứng các tiêu chí chọn lọc khắt khe để có thể xuất khẩu sang châu Âu, thời gian qua Công ty TNHH cao su Thuận Lợi đã sở hữu những chứng chỉ mang tầm quốc tế như: ISO, FSC, GPEA và một số chứng chỉ quan trọng khác. Năm 2024, Công ty TNHH cao su Thuận Lợi xuất khẩu hơn 168 triệu USD. Sản phẩm cao su Thuận Lợi hiện đã có mặt trên 100 nước và vùng lãnh thổ, góp phần tạo dựng thương hiệu cho ngành cao su Việt Nam.

Bình Phước hiện có 244.500 ha cao su, trong đó diện tích cao su tiểu điền chiếm khoảng 30%. Trong những năm qua, ngành cao su đã có những đóng góp tích cực trong lĩnh vực xuất khẩu của tỉnh. Năm 2024, sản lượng mủ cao su ước đạt 569.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 950 triệu USD. Thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, EU và Mỹ.

Đổi mới công nghệ để mở rộng thị trường

Nằm trong top 3 doanh nghiệp xuất nhập khẩu điều lớn nhất tại Việt Nam, thời gian qua Công ty cổ phần Hoàng Sơn I, xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng đã không ngừng đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất trở thành doanh nghiệp xuất khẩu điều uy tín nhiều năm liên tiếp được Bộ Công Thương bình chọn, là doanh nghiệp chế biến sản xuất hạt điều tập trung với số lượng lớn nhất; đạt được nhiều giải thưởng và bằng khen của các cơ quan, ban, ngành trao tặng. Sản phẩm của công ty hiện có mặt ở gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Năm 2024, xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Hoàng Sơn I, xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng đạt 180 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023, đứng thứ 2 trong số các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu cả nước

Năm 2024, xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Hoàng Sơn I, xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng đạt 180 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023, đứng thứ 2 trong số các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu cả nước

Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Hoàng Sơn I Tạ Quang Huyên cho biết: Lợi thế của công ty là đứng chân trên địa bàn tỉnh Bình Phước, nơi được mệnh danh là thủ phủ điều Việt Nam. Do vậy, công ty luôn chủ động thu mua được nguồn nguyên liệu tại chỗ đưa vào sản xuất, giảm thiểu một số chi phí; giá cả luôn cạnh tranh, kịp thời bảo quản được nguồn nguyên liệu, giữ được chất lượng và hương vị thơm ngon nhất của nhân hạt điều Việt Nam. Để đảm bảo nguồn hàng phục vụ thị trường xuất khẩu, năm 2021 công ty đã đưa nhà máy chuyên về rang chiên các loại hạt và đóng gói với công suất 100 container/tháng đi vào hoạt động. Nhà máy có diện tích 6 ha, được xây dựng theo mô hình hiện đại, đáp ứng yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhờ sự đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc nên xuất khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2024, xuất khẩu hạt điều của công ty đạt 180 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023, đứng thứ 2 trong số các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu của cả nước.

Công nghệ chế biến hạt điều của Công ty cổ phần Hoàng Sơn I liên tục đổi mới, đạt các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm như BRC, ISO 22000, HACCP...

Công nghệ chế biến hạt điều của Công ty cổ phần Hoàng Sơn I liên tục đổi mới, đạt các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm như BRC, ISO 22000, HACCP...

Theo ông Tạ Quang Huyên, một trong những lý do đem lại sự thành công cho công ty nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu điều trên địa bàn tỉnh nói chung, đó là có công nghệ chế biến, máy móc, thiết bị dây chuyền hiện đại, giúp tăng năng suất, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, giảm giá thành, đáp ứng yêu cầu khách hàng quốc tế. Nhờ có dây chuyền công nghệ liên tục đổi mới, doanh nghiệp đã hoàn thành hệ thống tiêu chí để được chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm như BRC, ISO 22000, HACCP... Việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất giúp doanh nghiệp chế biến điều gia tăng giá trị sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và góp phần tăng thu ngân sách, là đòn bẩy giúp ngành chế biến điều Bình Phước phát triển, góp phần thúc đẩy xuất khẩu.

Bình Phước hiện có 35.000 ha/151.878 ha điều tái canh, trồng mới bằng giống có năng suất đạt từ 2,5 tấn/ha trở lên; 3.200 ha/151.878 ha sản xuất theo quy trình được chứng nhận hữu cơ, các tiêu chuẩn khác; 8.000 ha/10.000 ha xen canh, chăn nuôi dưới tán. Bình Phước cũng đã triển khai hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội nghị kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hạt điều của tỉnh với các doanh nghiệp châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore… Hạt điều Bình Phước đã xuất khẩu sang 59 nước, khu vực và vùng lãnh thổ. Năm 2024, sản lượng ước đạt 301.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu hạt điều nhân ước đạt 1,743 triệu USD.

Đức Hiến

Nguồn Bình Phước: https://baobinhphuoc.com.vn/news/4/167690/vuon-ra-bien-lon