WHO: Biến thể Delta của virus Corona đang thống trị toàn cầu
Nhà khoa học trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết biến thể Delta của COVID-19 lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ đang trở thành biến thể trội toàn cầu của căn bệnh này.
Nhà khoa học trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Soumya Swaminathan tham dự cuộc họp báo do Hiệp hội phóng viên Liên hợp quốc tại Geneva (ACANU) - Ảnh: Reuters
Bài liên quan
WHO cảnh báo virus Corona vẫn có nguy cơ bùng phát
WHO: Tình trạng lây nhiễm Covid nhanh hơn việc phân phối vắc xin trên toàn cầu
Tổng giám đốc WHO kêu gọi Trung Quốc hợp tác điều tra nguồn gốc COVID-19
Bà Soumya Swaminathan phát biểu trong cuộc họp báo ngày 18/6: “Biến thể Delta đang trên đường trở thành biến thể thống trị trên toàn cầu vì khả năng lây truyền tăng lên”.
Vương Quốc Anh đã báo cáo sự gia tăng mạnh về các ca nhiễm với biến thể Delta, trong khi quan chức y tế công cộng hàng đầu của Đức dự đoán nó sẽ nhanh chóng trở thành biến thể thống trị trong nước mặc dù tỷ lệ tiêm chủng tăng.
Trong khi đó, Moscow cũng báo cáo số ca nhiễm COVID-19 chú yếu là biến thể Delta tăng vọt, làm dấy lên lo ngại về một làn sóng thứ ba. Điện Kremlin cho rằng thái độ miễn cưỡng tiêm vắc xin và chủ nghĩa vô chính phủ là nguyên dân dẫn đến sự gia tăng kỷ lục các ca nhiễm mới ở Moscow.
Nhà khoa học Soumya Swaminathan cũng bày tỏ sự thất vọng về thất bại của ứng cử viên vắc xin CureVac trong một thử nghiệm để đáp ứng tiêu chuẩn hiệu quả của WHO, đặc biệt là khi các biến thể có khả năng lây truyền cao thúc đẩy nhu cầu về các loại vắc xin mới, hiệu quả.
Công ty CureVac của Đức trong tuần này báo cáo loại vắc xin của họ chỉ chứng minh được hiệu quả phòng bệnh là 47%, không đạt được tiêu chuẩn 50% của WHO.
Bà Swaminathan cho biết thế giới đã mong đợi nhiều hơn từ ứng cử viên của CureVac khi cho rằng các loại vắc xin sử dụng công nghệ mRNA tương tự của Pfizer và BioNTech và Moderna đã công bố tỷ lệ hiệu quả cao nhất 90%.
“Chỉ vì là một loại vắc xin mRNA khác, chúng ta không thể cho rằng tất cả các vắc-xin mRNA đều giống nhau, bởi vì mỗi loại có một công nghệ hơi khác nhau”, bà Swaminathan nói và thêm rằng sự thất bại bất ngờ đã nhấn mạnh giá trị của các thử nghiệm lâm sàng mạnh mẽ để kiểm tra các sản phẩm mới.
Các quan chức của WHO cho biết châu Phi vẫn là một khu vực đáng lo ngại, mặc dù nó chỉ chiếm khoảng 5% số ca nhiễm mới toàn cầu và 2% số ca tử vong
Người đứng đầu chương trình các trường hợp khẩn cấp của WHO Mike Ryan cho biết, số ca mắc mới ở Namibia, Sierra Leone, Liberia và Rwanda đã tăng gấp đôi trong tuần trước, trong khi việc tiếp cận vắc xin vẫn còn rất ít.
"Đó là một quỹ đạo rất, rất đáng quan tâm", Ryan nói. "Thực tế phũ phàng là trong thời đại có nhiều biến thể, với khả năng lây truyền ngày càng tăng, chúng ta đã để lại những vùng dân cư rộng lớn, dân số dễ bị tổn thương của châu Phi, không được bảo vệ bằng vắc-xin".