Xã Cổ Đô: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp

Xã Cổ Đô được hình thành trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Cổ Đô, Phú Cường, Phú Hồng, Vạn Thắng, Phú Đông, Phong Vân (huyện Ba Vì).

Lý do lấy tên xã mới là Cổ Đô bởi đây à một xã thuộc huyện Ba Vì, một vùng đất cổ, có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Nằm bên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, ngoài truyền thống lao động cần cù, anh dũng, sáng tạo, người Cổ Đô còn có một niềm tự hào về lòng yêu nước, chống giặc ngoại xâm được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Bên cạnh đó, Cổ Đô từ lâu đã nổi tiếng là làng lụa, làng thơ, “làng họa sĩ”. Việc chọn tên đơn vị hành chính mới là Cổ Đô vừa đảm bảo giữ được tính đặc trưng, đặc thù, bản sắc của các địa phương vừa mang truyền thống văn hóa lịch sử cách mạng.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội trao quyết định công tác cán bộ cho lãnh đạo xã Cổ Đô.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội trao quyết định công tác cán bộ cho lãnh đạo xã Cổ Đô.

Vị trí địa lý xã Cổ Đô

Xã Cổ Đô giáp xã Vật Lại của thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ.

Diện tích, dân số xã Cổ Đô

Xã Cổ Đô có diện tích tự nhiên 53,25 km²; quy mô dân số là 70.706 người.

Xã Cổ Đô (Huyện Ba Vì): Diện tích: 8,79km2; Quy mô dân số: 8.494 người
Xã Phong Vân (Huyện Ba Vì): Diện tích: 4,85km2; Quy mô dân số: 7.148 người
Xã Phú Cường (Huyện Ba Vì): Diện tích: 9,40km2; Quy mô dân số: 6.576 người
Xã Phú Đông (Huyện Ba Vì): Diện tích: 3,63km2; Quy mô dân số: 6.452 người
Xã Phú Hồng (Huyện Ba Vì): Diện tích: 16,67km2; Quy mô dân số: 23.891 người
Xã Vạn Thắng (Huyện Ba Vì): Diện tích: 9,91km2; Quy mô dân số: 18.145 người

Đặc điểm kinh tế, xã hội xã Cổ Đô

Xã Cổ Đô nằm ở vị trí ven sông Đà, tiếp giáp sông Hồng, là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội và giáp ranh với tỉnh Phú Thọ. Với lợi thế kết nối liên vùng qua hệ thống đường thủy và các tuyến đường bộ như quốc lộ 32, tỉnh lộ 414, Cổ Đô đóng vai trò là địa bàn trung gian giữa vùng đồng bằng và vùng núi. Vị trí này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương, vận chuyển nông sản, vật liệu và hàng hóa bằng cả đường bộ và đường thủy nội địa.

Xã là vùng đất giàu tài nguyên nông nghiệp, có thế mạnh về trồng lúa, rau màu, chăn nuôi gia súc - gia cầm quy mô hộ, đặc biệt là vùng Phú Cường, Vạn Thắng. Nơi đây còn nổi bật với làng nghề truyền thống vẽ tranh sơn dầu Cổ Đô, là nơi quy tụ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng và là cái nôi của làng nghề tranh sơn dầu Cổ Đô - một trong số ít làng nghề hội họa truyền thống còn tồn tại và phát triển ở Việt Nam.

Tại đây, nghệ thuật dân gian kết hợp với mỹ thuật hiện đại đã tạo nên một không gian sáng tạo đặc sắc, góp phần khẳng định vị thế của Cổ Đô như một "làng nghệ sĩ" độc đáo ven sông Đà, di sản văn hóa phi vật thể có giá trị kinh tế và du lịch.

Đặc điểm kinh tế xã Cổ Đô

Người dân Cổ Đô sống chủ yếu với nghề sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất hàng hóa và nuôi trồng thủy sản nhờ có sông Tích chảy qua, kết hợp với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ như vận tải đường sông, chế biến nông lâm sản và nghề thủ công đan lát, mộc dân dụng, cơ khí nhỏ lẻ. Xã có nghề truyền thống như nghề chài lưới trên sông, nghề cổ truyền làm bún, vẽ tranh.

Vị trí nằm trên tuyến kết nối quốc lộ 32 và sông Hồng, xã có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch vận tải, bán buôn nông sản, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng. Các khu dân cư như Cổ Đô, Phong Vân hình thành cụm chợ dân sinh, điểm giao thương nông sản khu vực.

Với ngành nghề thuần nông sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính với thế mạnh là các loại lúa chất lượng cao, ngô, đậu tương, cây rau màu theo mùa, đặc biệt ở các vùng bãi ven sông như Phú Cường, Phú Đông. Chăn nuôi phát triển theo mô hình hộ gia đình và trang trại nhỏ, phổ biến là bò sữa, bò thịt, lợn, gà, trong đó Phong Vân và Phú Hồng có tiềm năng phát triển đàn gia súc lớn. Thủy sản tận dụng hệ thống ao hồ và vùng ven sông hồng, người dân nuôi cá nước ngọt (trắm, chép, rô phi…).

Đặc điểm văn hóa - xã hội xã Cổ Đô

Dân cư xã Cổ Đô phần lớn sinh sống bằng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cùng với một bộ phận làm dịch vụ và lao động thời vụ. Thành phần dân cư đều có đặc điểm nông thôn truyền thống, với nếp sống gắn bó cộng đồng, phong tục tập quán mang đậm nét văn hóa vùng trung du và ven sông Đà. Sự kết hợp giữa các vùng dân cư tạo nên một cộng đồng đa dạng hơn về sắc thái văn hóa, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, có tiềm năng đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã. An ninh trật tự trên địa bàn cơ bản được giữ vững, đời sống nhân dân ổn định, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Xã Cổ Đô có nhiều di tích văn hóa - lịch sử được xếp hạng cấp Quốc gia: đình Viên Châu, đình Kiều Mộc, miếu Kiều Mộc, chùa Kiều Mộc, mộ và đền thờ Nguyễn Bá Lân ở khu vực Cổ Đô; đền thờ và mộ Lê Anh Tuấn, mộ Phan Huy Chú[ Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 29/4/2025 (Phụ lục 1-c- Di sản văn hóa vật thể)] ở khu vực xã Vạn Thắng. Chùa Thiên Linh Viên Châu là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân; đình làng Phú Thịnh, đình Phương Khê, đình làng Hậu Trạch là những công trình gắn liền với tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng, các vị thần này đều là những nhân vật có công lao trong việc bảo vệ và giúp đỡ nhân dân, được người dân tôn kính và thờ phụng.

Cơ sở y tế trên địa bàn xã: Trạm y tế phân bố ở các khu vực Cổ Đô, Phong Vân, Phú Cường, Phú Đông, Phú Hồng, Vạn Thắng khá hoàn chỉnh, đáp ứng hiệu quả nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân. Trạm y tế xã Cổ Đô là một trong những điểm nổi bật khi đã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế cơ sở, thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng như chiến dịch tiêm vitamin A cho trẻ em. Hệ thống y tế của xã Cổ Đô đang tiếp tục được đầu tư, củng cố cả về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực, góp phần bảo đảm sức khỏe nhân dân và thúc đẩy phát triển bền vững tại địa phương.

Xã Cổ Đô sở hữu hệ thống giáo dục đa dạng và phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng địa phương. Trường Tiểu học Cổ Đô là một trong những cơ sở giáo dục tiêu biểu của xã, triển khai thí điểm mô hình trường học ESL (English as a Second Language) trong năm học 2024-2025, nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho học sinh.

Ngoài ra, xã Cổ Đô còn có các trường học khác như Trường Tiểu học và THCS Phong Vân, Trường Tiểu học và THCS Phú Cường, Trường Tiểu học và THCS Phú Đông, Trường Tiểu học và THCS Phú Hồng, Trường Tiểu học và THCS Vạn Thắng. Các trường này đều được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy, góp phần tạo nên một hệ thống giáo dục đồng bộ và hiệu quả trong toàn xã.

Ngoài ra còn các trường mầm non và trung học cơ sở được xây dựng đồng bộ, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của trẻ em trong xã. Về giáo dục mầm non, nổi bật là Trường Mầm non Cổ Đô - trường công lập với cơ sở vật chất khang trang, sân chơi rộng, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và nhiều hoạt động ngoại khóa thiết thực.

Về bậc THCS, Trường THCS Cổ Đô là đơn vị có bề dày truyền thống trên 60 năm, đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia với đội ngũ giáo viên 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, cơ sở vật chất hiện đại, khuôn viên sạch đẹp. Trường luôn nằm trong nhóm dẫn đầu trong khu vực về kết quả học tập và tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường THPT công lập chất lượng.

Trụ sở Đảng ủy - UBND xã Quảng Oai: thôn Mai Trai, xã Cổ Đô
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Quảng Oai: đồng chí Nguyễn Thị Kim Oanh
Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã Quảng Oai: đồng chí Hoàng Trúc Phong
Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Quảng Oai: đồng chí Trần Thị Hằng.

Theo Viện nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội

Từ ngày 1/7/2025, thành phố Hà Nội chính thức đưa vào hoạt động 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường mới theo Nghị quyết số 1656/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Sau sắp xếp, thành phố có 51 phường và 75 xã.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã không chỉ là yêu cầu của quá trình hoàn thiện thể chế, cải cách bộ máy nhà nước, mà còn là cơ hội để Hà Nội cơ cấu lại không gian phát triển, nâng cao chất lượng quản trị đô thị, hiện đại hóa chính quyền để phục vụ nhân dân tốt hơn. Qua đó, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô thành đô thị thông minh, đáng sống và văn minh bậc nhất cả nước, giữ vững vai trò tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thông tin chi tiết và hữu ích về 126 xã, phường mới của Hà Nội người dân có thể truy cập Tại đây

Đài Hà Nội

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/xa-co-do-nhung-thong-tin-chi-tiet-sau-sap-xep-344140.htm