'Xác ướp' quái đản lộ diện sau 444 triệu năm, chuyên gia tái mặt vì...
Sinh vật nhìn như 'xác ướp' kỳ lạ chưa từng được biết đến này đã được các nhà khoa học phát hiện ra sau 444 triệu năm ẩn mình.

Một hóa thạch sinh vật kỳ lạ với cơ thể nguyên vẹn hơn cả xác ướp Ai Cập được tìm thấy tại Nam Phi, có niên đại 444 triệu năm, thuộc kỷ Ordovic. (Ảnh: Đại học LEICESTER)

Theo SciTech Daily, sinh vật này được đặt tên là Keurbos susanae (biệt danh "Sue"), không có chân, đầu hay mai, nhưng phần mô mềm như cơ, gân và ruột vẫn được bảo quản hoàn hảo – điều cực kỳ hiếm gặp trong hóa thạch học. (Ảnh: Wikipedia)

Sinh vật này được phát hiện tại Soom Shale, cách Cape Town khoảng 400 km về phía Bắc, trong lớp trầm tích độc hại không có oxy, chứa hydro sunfua. (Ảnh: archaeologymag)

Chính môi trường độc hại đó đã "ướp xác" Sue một cách tự nhiên, tạo nên hóa thạch được ví như một "viên nang thời gian". (Ảnh: archaeologymag)

Sue sống sót qua một trong 5 đợt đại tuyệt chủng của Trái Đất, khi khoảng 85% loài sinh vật bị xóa sổ. (Ảnh: Dinopedia)

Dù được bảo tồn đặc biệt, không có sinh vật cùng loài nào khác còn sót lại – Sue là một "di sản cô đơn". (Ảnh: Discover Magazine)

Sue được cho là thuộc nhóm động vật đa phân đoạn, có thể liên quan đến động vật chân đốt ngày nay. (Ảnh: Bluesky)

Đây là phát hiện quý giá giúp giới khoa học hiểu thêm về sự sống thời cổ đại và cơ chế bảo tồn mô mềm trong hóa thạch. (Ảnh: Uníon Rayo)
Mời quý độc giả xem thêm video: “Mở” xác ướp 3.000 năm của Pharaoh Ai Cập: Dung mạo thật "gây sốc" và những bí mật động trời.