Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh ngày càng vững chắc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Tỉnh Quảng Trị là địa bàn nằm trên hướng chiến lược phòng thủ quan trọng trong thế trận phòng thủ của Quân khu 4 và cả nước, đã và đang giữ vai trò trọng yếu về quốc phòng an ninh trên cả 3 tuyến: Biên giới, đường bộ và trên biển.

(Trích tham luận của đồng chí NGUYỄN BÁ DUẨN, Đoàn đại biểu Đảng bộ Quân sự tỉnh)

 Đồng chí Nguyễn Bá Duẩn, Đoàn đại biểu Đảng bộ Quân sự trình bày tham luận tại đại hội - Ảnh: Thành Dũng

Đồng chí Nguyễn Bá Duẩn, Đoàn đại biểu Đảng bộ Quân sự trình bày tham luận tại đại hội - Ảnh: Thành Dũng

Trong những năm qua tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, thế trận quốc phòng được giữ vững; kinh tế - xã hội tăng trưởng khá, khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường, sức mạnh của hệ thống chính trị được phát huy. Tuy nhiên, Quảng Trị vẫn là địa phương còn nhiều khó khăn, tiềm lực kinh tế còn thấp, đây là đặc điểm chi phối rất lớn đến nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ (KVPT) của tỉnh. Trong những năm tới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tỉnh ta đang đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức đặt ra đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, môi trường hòa bình, ổn định để phát triển là không hề nhỏ. Bên cạnh việc chịu sự tác động trực tiếp từ những diễn biến khó lường của tình hình thế giới, khu vực, sự chống phá ngày càng quyết liệt của các thế lực thù địch và sự xuất hiện ngày càng nhiều thách thức về an ninh phi truyền thống; diễn biến phức tạp của thiên tai, biến đổi khí hậu và đặc biệt là dịch bệnh...Thực tiễn đó, đặt ra yêu cầu cao, toàn diện trong việc xây dựng nền QPTD, xây dựng tỉnh thành KVPT vững chắc; sớm nhận diện và triệt tiêu các nhân tố bất lợi, thực hiện tốt quan điểm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa...Để củng cố tăng cường QPAN, xây dựng KVPT tỉnh ngày càng vững chắc cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

Một là, thường xuyên chăm lo xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc; nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, trước hết là đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành về nhiệm vụ xây dựng KVPT, xây dựng nền QPTD trong giai đoạn hiện nay.

Muốn vậy căn cứ vào tình hình thực tiễn phải nhanh chóng xây dựng và ban hành hệ thống các nghị quyết, chỉ thị, các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng nền QPTD, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, tập trung xây dựng KVPT tỉnh đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, tạo hành lang cơ sở pháp lý trong triển khai tổ chức thực hiện. Tiếp tục cụ thể hóa NQ 28 của BCT về xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới; Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới... thành các kế hoạch, hướng dẫn cụ thể sát với đặc điểm tình hình nhiệm vụ và yêu cầu của từng cơ quan, đơn vị, nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện, tập trung vào những nội dung trọng tâm đó là xây dựng LLVT vững mạnh, xây dựng KVPT, giáo dục QP-AN cho các đối tượng; thường xuyên đa dạng hóa hình thức, phương pháp và mở rộng đối tượng tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Hai là, huy động mọi nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để đẩy mạnh phát triển KT- XH, mỗi bước xây dựng kinh tế phải gắn với đầu tư cho quốc phòng, đầu tư xây dựng tiềm lực quốc phòng vững mạnh, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện thắng lợi nhiệm vụ QSQP.

Cấp ủy, chính quyền các cấp phải thường xuyên làm tốt công tác quản lý nhà nước về quốc phòng; kết hợp chặt chẽ giữa đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội với tăng cường tiềm lực, thế trận QPAN trên địa bàn, nhất là trong công tác quy hoạch, các kế hoạch, chương trình, dự án; tránh trường hợp chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế đơn thuần mà lơi lỏng nhiệm vụ quốc phòng an ninh, không đầu tư xây dựng tiềm lực quốc phòng. Theo đó cấp tỉnh và các địa phương căn cứ vào khả năng của mình để đầu tư ngân sách xây dựng tiềm lực quốc phòng vững mạnh, như quy hoạch CCCĐ, CCHP, xây dựng các thành phần trong KVPT cấp tỉnh, huyện, sở chỉ huy diễn tập, thao trường bắn; mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho nhiệm vụ A2, nhiệm vụ phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn; các cơ quan, ban, ngành phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các nhiệm vụ về QPAN như giải quyết vướng mắc về đất quốc phòng, ưu tiên thực hiện các đề án về quốc phòng trên địa bàn... Chú trọng tập trung chỉ đạo xây dựng đảo Cồn Cỏ về kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời củng cố quốc phòng, thế trận quân sự.

Ba là, xây dựng tiềm lực quân sự là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của KVPT, trọng tâm là xây dựng thế trận và nâng cao chất lượng tổng hợp, khả năng SSCĐ của LLVT trong KVPT. Xây dựng tiềm lực quân sự nằm trong quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển KTXH của địa phương, chú trọng xây dựng đồng bộ, toàn diện, chăm lo xây dựng LLVT vững mạnh toàn diện, trình độ, khả năng SSCĐ cao; có khả năng dự báo chính xác, kịp thời các tình huống về quốc phòng - an ninh; có đủ lực lượng, phương tiện, trang bị xử lý thắng lợi các tình huống. Chăm lo xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng DQTV và DBĐV, đi đôi với giải quyết chế độ chính sách cho LLVT. Đầu tư nguồn lực xây dựng lực lượng dân quân thường trực các xã biên giới và Hải đội dân quân biển thường trực đủ mạnh, hoạt động hiệu quả, kịp thời phát hiện, đấu tranh với những âm mưu, hành động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Tổ quốc cả trên bộ và trên biển.

Nguồn Quảng Trị: http://www.baoquangtri.vn/default.aspx?tabid=71&modid=415&itemid=152432