Xây dựng Luật Dân số khai thác nguồn lực người cao tuổi
Dự báo đến năm 2038, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già với hơn 21 triệu người cao tuổi, chiếm gần 20% tổng dân số. Nhằm đáp ứng yêu cầu công tác dân số trong tình hình mới, hiện Bộ Y tế đang dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Dân số. Trong đó, đề xuất nhiều giải pháp để thích ứng quá trình già hóa dân số, dân số già; đặc biệt, có các chính sách nhằm nâng cao an sinh thu nhập cho người cao tuổi, khai thác tối đa nguồn lực dân số quan trọng này trong bối cảnh Việt Nam chuyển từ xã hội 'già hóa' sang xã hội 'già'.
Nhu cầu có nhưng khó tìm được việc làm ở tuổi cao là tâm tư của rất nhiều người cao tuổi. Bởi hiện cả nước có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% tổng dân số; Cùng với tuổi thọ bình quân ngày càng cao thì phần lớn người trong độ tuổi từ 60-70 vẫn khỏe mạnh và làm việc được bình thường.
Coi người cao tuổi là nguồn lực – từ quan điểm này, Bộ Y tế đã đề xuất nhiều giải pháp để thích ứng quá trình già hóa dân số, dân số già trong qua trình xây dựng Dự án Luật Dân số như: Xây dựng thêm các chương trình, dự án đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trước khi bước sang tuổi già, phù hợp với sức khỏe, trình độ, năng lực và nhu cầu thị trường; cũng như có chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ người cao tuổi tìm kiếm việc làm và sử dụng người lao động cao tuổi.
Ngoài ra, Bộ Y tế đề xuất bổ sung các quy định để đáp ứng nhu cầu cơ bản về chăm sóc người cao tuổi. Đặc biệt là đề xuất lồng ghép các nội dung biện pháp thích ứng với già hóa dân số, dân số già vào kế hoạch của quốc gia, bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và địa phương; cũng như lồng ghép nội dung này khi xây dựng và thực hiện chương trình, dự án về cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!