Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh thích ứng trong kỷ nguyên mới

Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ được Hà Nội đặc biệt quan tâm trong kỷ nguyên mới. Đồng thời, là 1 trong 5 nhiệm vụ chủ yếu của Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII được Đảng bộ TP Hà Nội đề ra.

Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ được Hà Nội đặc biệt quan tâm trong kỷ nguyên mới.

Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ được Hà Nội đặc biệt quan tâm trong kỷ nguyên mới.

Khâu đột phá trong thực hiện Chương trình 06

Những năm qua, Thành ủy Hà Nội luôn chú trọng mục tiêu: "Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước trong thời kỳ mới" với các chuẩn mực định hướng cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến phấn đấu xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử văn hóa.

Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ được Hà Nội đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô; là 1 trong 5 nhiệm vụ chủ yếu của Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) được Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra, xác định đây là khâu đột phá trong thực hiện Chương trình 06-CTr/TU về "Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2020-2025".

Tháng 2/2024, Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU về "tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh". Đây là văn bản có ý nghĩa đặc biệt, góp phần cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa trong tình hình mới, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Thành phố.

Theo nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Chỉ thị 30-CT/TU đã nêu khá đầy đủ các nhiệm vụ cần phải để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; xây dựng, thực hiện hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Thủ đô trong thời kỳ mới.

Chỉ thị 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cũng khẳng định tư duy vừa mang tính kế thừa, vừa bổ sung, hoàn thiện, thể hiện quyết tâm chính trị mới nhằm tạo ra kết quả mới trong một nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt.

Xây dựng tiêu chí người Hà Nội phù hợp trong kỷ nguyên mới

Hội nghị tọa đàm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình.

Hội nghị tọa đàm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình.

Tại Hội nghị tọa đàm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình, diễn ra cuối tháng 11 vừa qua, Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, Hà Nội đứng trước nhiều cơ hội lớn nhưng cũng đối diện với không ít thách thức. Sự giao thoa giữa các giá trị truyền thống và hiện đại, giữa bản sắc dân tộc và ảnh hưởng quốc tế đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc xây dựng một hệ giá trị con người phù hợp với thời đại, đồng thời khẳng định tính đại diện của Thủ đô đối với cả nước.

Hiện nay, Sở VH&TT đã dự thảo các phương án, lượng hóa chuẩn mực xây dựng người Hà Nội “hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh” thành các tiêu chí. Phương án 1, người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế cần cần bảo đảm các tiêu chí: Thanh lịch (ứng xử nhã nhặn, lịch thiệp trong giao tiếp hàng ngày); văn minh trong ứng xử; sáng tạo trong tư duy và hành động; hiện đại trong lối sống; hội nhập quốc tế; giữ gìn bản sắc và lòng tự hào…

Phương án 2, người Hà Nội cần các nét tính cách: Ý thức tự hào và đại diện của Thủ đô; tinh thần trách nhiệm với vai trò trung tâm chính trị – văn hóa; văn hóa giao tiếp chuẩn mực; tinh thần hội nhập quốc tế sâu rộng; phát huy giá trị di sản Thăng Long – Hà Nội; ý thức xây dựng đô thị hiện đại – thông minh; tinh thần sáng tạo dẫn đầu…

Nhiều giải pháp nhằm bồi đắp, phát huy nét đẹp văn hóa người Hà Nội

Giải báo chí về “Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” được tổ chức thường niên.

Giải báo chí về “Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” được tổ chức thường niên.

Thành ủy Hà Nội luôn xác định, người dân Hà Nội là trung tâm của chiến lược phát triển Thủ đô, vừa là chủ thể thực hiện quan trọng nhất, vừa là đối tượng trực tiếp thụ hưởng mọi thành quả, đặc biệt là thành quả bền vững, lâu dài về phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Trên cơ sở đó, từ Thành phố đến cơ sở đã triển khai đồng bộ, nhiều giải pháp, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong giữ gìn, lan tỏa và bồi đắp thêm nét đẹp văn hóa của người Hà Nội… Đặc biệt, Thành ủy Hà Nội tổ chức thường niên Giải báo chí về “Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; UBND thành phố ban hành 2 Quy tắc ứng xử: “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan trực thuộc Thành phố” và “Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn TP Hà Nội”… Qua đó, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Nguyên Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị từng nhấn mạnh, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh vừa là nhiệm cơ bản lâu dài và vừa thời sự. Bởi đây không phải vấn đề mới, mang tính truyền thống, nhưng đồng thời ở mỗi giai đoạn lịch sử đều có yêu cầu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh và luôn cần bôi đắp thêm những phẩm chất tốt đẹp mới cho người Thủ đô. Vừa đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, vừa là sự hoàn thiện về phương diện văn hóa.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh chính là xây dựng văn hóa đô thị chuẩn mực và phù hợp, ở đó có sự hòa quyền giữa nét thanh lịch của người Tràng An với lối sống hiện đại, thích ứng trong kỷ nguyên mới.

Quỳnh Anh

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/xay-dung-nguoi-ha-noi-thanh-lich-van-minh-thich-ung-trong-ky-nguyen-moi.html