Xây dựng, tu bổ di tích lịch sử gắn chặt với văn hóa dân tộc Việt Nam
Là doanh nghiệp trực thuộc Hội di sản Văn hóa Việt Nam, sau hơn 15 năm phát triển từ khi thành lập, Công ty CP Xây dựng Công trình Văn hóa Thể thao và Du lịch đã xây dựng thành công nhiều công trình văn hóa, thể thao, du lịch và tiến hành tu bổ, phục hồi các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh tại nhiều địa phương trên cả nước.
Được thành lập cuối năm 2007, Hội di sản Văn hóa Việt Nam - Công ty CP Xây dựng Công trình Văn hóa Thể thao và Du lịch hoạt động với ngành nghề kinh doanh chính bao gồm: Xây dựng các công trình văn hóa, thể thao, du lịch, bảo tàng, công nghiệp, dân dụng, giao thông thủy lợi, thông tin liên lạc, hạ tầng kỹ thuật khu đô thị và công nghiệp; Tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; Lập tổng dự toán thẩm tra thiết kế (chỉ thẩm tra trong phạm vi chứng chỉ đã được ký); Tư vấn đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp; Tư vấn xây dựng, lập dự toán các công trình văn hóa thể thao, du lịch, dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi và cơ sở hạ tầng kỹ thuật thẩm tra dự án đầu tư, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công, tổng dự toán; Lập dự án đầu tư, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tàng, tượng đài; Tư vấn thiết kế quy hoạch xây dựng: Thiết kế kiến trúc công trình; Giám sát thi công xây dựng công trình, Lĩnh vực: Xây dựng và hoàn thiện.
Là đơn vị trực thuộc Hội di sản Văn hóa Việt Nam, đây được xem là một lợi thế rất lớn đối với công ty khi thực hiện các dự án bởi có sự hỗ trợ lớn từ bộ máy chuyên gia tư vấn là những chuyên gia về di sản, văn hóa Việt Nam thuộc Hội di sản Văn hóa Việt Nam. Công ty CP Xây dựng Công trình Văn hóa Thể thao và Du lịch có bộ máy quản lý, điều hành và thực hiện giàu năng lực, kinh nghiệm với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, cử nhân kinh tế, nghệ nhân, công nhân kỹ thuật có trình độ và trách nhiệm cao.
Đại diện công ty cho biết, hiện nay đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp có gần 300 người bao gồm các kỹ sư, công nhân kỹ thuật và hơn 300 công nhân làm việc theo thời vụ. Bên cạnh đó, Hội di sản Văn hóa Việt Nam - Công ty CP Xây dựng Công trình Văn hóa Thể thao và Du lịch có đầy đủ máy móc thiết bị, khả năng tài chính để đáp ứng các yêu cầu hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Những năm vừa qua, đặc biệt sau 2 năm chịu tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19, Hội di sản Văn hóa Việt Nam - Công ty CP Xây dựng Công trình Văn hóa Thể thao và Du lịch tiếp tục phát triển về mọi mặt, thực hiện nhiều công trình có quy mô lớn, có giá trị lịch sử văn hóa cao và kiến trúc nghệ thuật cao, không ngừng thừa kế truyền thống, đổi mới phát triển và hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước với mục tiêu: “Hợp tác - Hiệu quả - Phát triển bền vững”.
Báo cáo tài chính từ năm 2019 - 2022 của công ty cho thấy, doanh nghiệp đã thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ, doanh thu các năm lần lượt đạt trên 18 tỷ năm 2019, trên 20 tỷ năm 2020 và năm 2022 đạt trên 23 tỷ.
Từ năm 2008 đến nay, Hội di sản Văn hóa Việt Nam - Công ty CP Xây dựng Công trình Văn hóa Thể thao và Du lịch đã thực hiện nhiều công trình ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước: Tu bổ, tôn tạo di tích chùa Keo Hành thiện - chùa Đĩnh lan tại xã Xuân Hồng - huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định; Phục hồi, bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử của chính phủ tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang; Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử thành Sơn Phòng Hàm Nghi, đền Công đồng, đền Trần Lâm tại Hương Khê, Hà Tĩnh; Tạo cảnh quan hai bên đường lên xuống mộ Bà Hoàng Thị Loan, Lan can hai bên đường lên xuống mộ Bà Hoàng Thị Loan tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Chùa Sùng Nghiêm Diên Khánh tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa; Dự án nâng cấp, mở rộng khu lưu niệm Cố tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ tại Từ Sơn, Bắc Ninh; Xây dựng Bia di tích Địa điểm tổ chức Đại hội lần thứ nhất của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên Cứu quốc Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1950) xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Cùng với đó, công ty đã từng làm nhiều hạng mục tại Đền Cổ loa, huyện Đông Anh và đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội và di tích xưởng Quân Giới - nơi chế tạo thành công súng Bazôka năm 1947, tỉnh Thái Nguyên.
Bước sang năm mới 2023, Hội di sản Văn hóa Việt Nam - Công ty CP Xây dựng Công trình Văn hóa Thể thao và Du lịch tiếp tục thực hiện các dự án mới, bảo đảm theo đúng tiến độ, kế hoạch đã đề ra. Cùng với đó, tập thể cán bộ lãnh đạo, người lao động công ty không ngừng phấn đấu, nỗ lực hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2023.