Xe điện năng lượng mặt trời của nhóm sinh viên Australia lập kỷ lục thế giới
Sunswift 7, chiếc ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời do các sinh viên Đại học New South Wales Úc chế tạo lập kỷ lục thế giới mới, chạy được 620 dặm (1.000 km) trong 1 lần sạc, theo thông cáo báo chí nhà trường.
Thành tích của Sunswift 7 được thực hiện trên một đường chạy thử ở Nam Úc, đại diện cho quãng đường dài nhất mà một xe điện (EV) từng đi được trong một lần sạc và vượt trội hơn Lucid Air Dream Edition, phiên bản EV có quãng đường ấn tượng 520 dặm (837 km).
Sunswift 7, thế hệ thứ 7 xe năng lượng mặt trời Sunswift, chạy hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời không sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Xe được trang bị hơn 6 mét vuông tế bào quang điện, chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng để cung cấp năng lượng cho động cơ điện ô tô. Xe còn có một bộ pin nhỏ, dự trữ năng lượng dư thừa để sử dụng khi trời không nắng.
Nhóm sinh viên chế tạo Sunswift 7 đã dành 4 năm để phát triển và tinh chỉnh phương tiện này nhằm tạo ra một EV thực tế và hiệu quả, có thể đóng vai trò là giải pháp thay thế khả thi cho những phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. Ngoài việc lập kỷ lục về quãng đường dài nhất đi được trong một lần sạc, Sunswift eVe còn giữ kỷ lục về ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời nhanh nhất, đạt tốc độ tối đa hơn 62 dặm/giờ (100 km/giờ).
Thành tích của nhóm Sunswift 7 đặc biệt quan trọng khi toàn cầu tập trung vào định hướng giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, tìm kiếm những giải pháp thay thế bền vững hơn cho giao thông vận tải. Xe điện không phát thải là một phần quan trọng của giải pháp cho vấn đề này. Tuy nhiên, một trong những thách thức đáng kể đối với khả năng sử dụng rộng rãi xe điện là phạm vi hạn chế, trở thành rào cản của sự mở rộng khi đề cập đến các chuyến đi đường dài.
Thành tích phá kỷ lục thế giới của Sunswift 7 cho thấy tiềm năng của EV là một lựa chọn khả thi cho những chuyến du lịch đường dài, thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển sang sử dụng xe điện trên toàn thế giới. Ngoài các ứng dụng thực tế, Sunswift 7 còn là minh chứng cho tinh thần đổi mới và quyết tâm của sinh viên Đại học New South Wales, dành nhiều công sức và tâm huyết để phát triển và hoàn thiện công nghệ tiên tiến này.
Kỷ lục thế giới, theo GS Thực hành Richard Hopkins, trưởng nhóm nghiên cứu chế tạo "cho thấy những gì có thể tưởng tượng được và những gì có thể đạt được", mặc dù Sunswift 7 nặng hơn nhiều so với các phương tiện hợp pháp trên đường do phải trang bị một số thiết bị như túi khí và hệ thống điều hòa không khí.
“Trong kỷ lục này, mức tiêu thụ năng lượng là 3,8 kWh/100km, trong khi ngay cả những xe điện hiệu quả nhất trên đường hiện nay mới chỉ đạt mức 15kWh/100km và mức trung bình là khoảng 20kWh/100km,” GS Hopkins nói thêm.
“Sunswift 7 không phải là một chiếc xe ô tô, được sản xuất cho tương lai, do chúng tôi thỏa hiệp với sự thoải mái và chi phí quá cao. Nhưng chúng tôi chứng minh được, chế tạo ô tô hiệu quả hơn, bền vững hơn, thân thiện với môi trường hơn là có thể."
Thành công của Sunswift 7 cũng là minh chứng cho tiềm năng của những nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, đóng vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi toàn cầu khỏi nhiên liệu hóa thạch. Khi ngày càng có nhiều người nhận thức được lợi ích kinh tế và môi trường của năng lượng tái tạo, sự tập trung vào các dự án phát triển và triển khai các công nghệ ngày càng gia tăng để có thể khai thác triệt để nguồn năng lượng này.
Quãng đường di chuyển kỷ lục của Sunswift 7 trong một lần sạc là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển EV và năng lượng tái tạo đồng thời cho thấy tiềm năng của EV, trang bị pin điện mặt trời là một lựa chọn khả thi cho những xe EV, thực hiện những chuyến đi đường dài.
Sự thành công của Sunswift 7 và nhóm sinh viên của Đại học New South Wales dự báo sẽ có nhiều đột phá hơn trong tương lai khi các nhà nghiên cứu và kỹ sư cùng nỗ lực nghiên cứu phát triển và đưa vào ứng dụng thực tế các công nghệ sạch và bền vững hơn.