Xe tăng PT-91 và xe chiến đấu bộ binh Rosomak đột kích vào vùng Kursk

Nhóm tác chiến Ukraine đang sử dụng xe tăng PT-91 và xe chiến đấu bộ binh Rosomak do Ba Lan sản xuất làm mũi nhọn trong cuộc đột kích vào vùng Kursk.

Trong trận chiến diễn ra tại vùng Kursk, Lữ đoàn cơ giới biệt động số 22 thuộc Lực lượng vũ trang Ukraine đã huy động xe tăng PT-91 Twardy của Ba Lan làm mũi nhọn tấn công.

Trong trận chiến diễn ra tại vùng Kursk, Lữ đoàn cơ giới biệt động số 22 thuộc Lực lượng vũ trang Ukraine đã huy động xe tăng PT-91 Twardy của Ba Lan làm mũi nhọn tấn công.

PT-91 Twardy là phiên bản cải tiến do Ba Lan thực hiện dựa trên thiết kế xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-72M1, được sử dụng rộng rãi ở các quốc gia thuộc Khối Warsaw trong Chiến tranh Lạnh.

PT-91 Twardy là phiên bản cải tiến do Ba Lan thực hiện dựa trên thiết kế xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-72M1, được sử dụng rộng rãi ở các quốc gia thuộc Khối Warsaw trong Chiến tranh Lạnh.

Phiên bản MBT do Ba Lan chế tạo có lớp giáp cải tiến, trên các bề mặt của PT-91, những khối giáp phản ứng nổ Erawa-2 với khả năng chống đầu đạn song song che kín mọi vị trí hiểm yếu.

Phiên bản MBT do Ba Lan chế tạo có lớp giáp cải tiến, trên các bề mặt của PT-91, những khối giáp phản ứng nổ Erawa-2 với khả năng chống đầu đạn song song che kín mọi vị trí hiểm yếu.

Chi tiết đặc biệt cần lưu ý nữa là sự hiện diện của cảm biến bức xạ Obra-1, giúp phát hiện chùm tia của công cụ tìm kiếm mục tiêu bằng laser hướng vào cỗ chiến xa.

Chi tiết đặc biệt cần lưu ý nữa là sự hiện diện của cảm biến bức xạ Obra-1, giúp phát hiện chùm tia của công cụ tìm kiếm mục tiêu bằng laser hướng vào cỗ chiến xa.

Máy đo khoảng cách laser được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống dẫn đường cho xe tăng cũng như tên lửa chống tăng, cho nên Obra-1 là một công cụ cực kỳ hữu ích.

Máy đo khoảng cách laser được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống dẫn đường cho xe tăng cũng như tên lửa chống tăng, cho nên Obra-1 là một công cụ cực kỳ hữu ích.

Khi bật chế độ tự động, trong trường hợp bị lộ, xe tăng có thể độc lập quay tháp pháo về phía nguồn chiếu xạ và bắn đạn khói để dựng màn. Ngoài ra điều này sẽ giúp kíp chiến đấu có thời gian để đưa chiếc xe thoát khỏi tình huống nguy hiểm.

Khi bật chế độ tự động, trong trường hợp bị lộ, xe tăng có thể độc lập quay tháp pháo về phía nguồn chiếu xạ và bắn đạn khói để dựng màn. Ngoài ra điều này sẽ giúp kíp chiến đấu có thời gian để đưa chiếc xe thoát khỏi tình huống nguy hiểm.

Hai bệ phóng cho 12 đạn khói được lắp đặt trên xe tăng. Tức là kíp lái có thể thiết lập màn khói 4 lần. Theo mặc định, một nửa trong số chúng sẽ được hệ thống Obra-1 sử dụng tự động.

Hai bệ phóng cho 12 đạn khói được lắp đặt trên xe tăng. Tức là kíp lái có thể thiết lập màn khói 4 lần. Theo mặc định, một nửa trong số chúng sẽ được hệ thống Obra-1 sử dụng tự động.

Một điểm mạnh khác của PT-91 Twardy là hệ thống điều khiển hỏa lực Drawa do Ba Lan phát triển, bao gồm bộ ổn định pháo, kính ngắm nhiệt của xạ thủ và kính nhìn đêm của người chỉ huy phương tiện.

Một điểm mạnh khác của PT-91 Twardy là hệ thống điều khiển hỏa lực Drawa do Ba Lan phát triển, bao gồm bộ ổn định pháo, kính ngắm nhiệt của xạ thủ và kính nhìn đêm của người chỉ huy phương tiện.

Khả năng cơ động của PT-91 cũng khá tốt khi chiếc MBT có thể tăng tốc lên 75 km/h. Điều này đạt được bằng cách thay thế động cơ diesel V-46-6 cũ (780 mã lực) bằng loại PZL-Wola S-12U của Ba Lan, có công suất 850 mã lực.

Khả năng cơ động của PT-91 cũng khá tốt khi chiếc MBT có thể tăng tốc lên 75 km/h. Điều này đạt được bằng cách thay thế động cơ diesel V-46-6 cũ (780 mã lực) bằng loại PZL-Wola S-12U của Ba Lan, có công suất 850 mã lực.

Không chỉ có vậy, xe chiến đấu bộ binh (IFV) bánh lốp Rosomak do Ba Lan sản xuất cũng đã được Quân đội Ukraine sử dụng trên lãnh thổ Kursk của Nga, chúng đã xuất hiện trong đội hình các mũi tấn công.

Không chỉ có vậy, xe chiến đấu bộ binh (IFV) bánh lốp Rosomak do Ba Lan sản xuất cũng đã được Quân đội Ukraine sử dụng trên lãnh thổ Kursk của Nga, chúng đã xuất hiện trong đội hình các mũi tấn công.

Những chiếc IFV đặc biệt này cũng đang phục vụ trong Lữ đoàn cơ giới biệt động số 22, cùng với xe tăng chiến đấu chủ lực PT-91 Twardy, hai phương tiện trên đều do Warsaw gửi đến để hỗ trợ Kyiv.

Những chiếc IFV đặc biệt này cũng đang phục vụ trong Lữ đoàn cơ giới biệt động số 22, cùng với xe tăng chiến đấu chủ lực PT-91 Twardy, hai phương tiện trên đều do Warsaw gửi đến để hỗ trợ Kyiv.

Cần lưu ý, xe chiến đấu bộ binh Rosomak chính là phiên bản sản xuất theo phép của Ba Lan, dựa trên nguyên mẫu thiết giáp Patria nổi tiếng của Phần Lan.

Cần lưu ý, xe chiến đấu bộ binh Rosomak chính là phiên bản sản xuất theo phép của Ba Lan, dựa trên nguyên mẫu thiết giáp Patria nổi tiếng của Phần Lan.

Ba Lan sản xuất những chiếc Rosomak của họ tại Nhà máy Wojskowe Zaklady Mechaniczne theo thỏa thuận ký năm 2003 và đơn đặt hàng đầu tiên gồm 690 chiếc, nhưng tới tháng 10 năm 2013, quy mô tăng lên 997 chiếc.

Ba Lan sản xuất những chiếc Rosomak của họ tại Nhà máy Wojskowe Zaklady Mechaniczne theo thỏa thuận ký năm 2003 và đơn đặt hàng đầu tiên gồm 690 chiếc, nhưng tới tháng 10 năm 2013, quy mô tăng lên 997 chiếc.

Chiếc IFV này nặng 22 tấn, có lớp giáp vững chắc đi kèm khả năng bơi rất tốt, bảo vệ được kíp xe khỏi mìn trọng lượng 6 kg TNT nổ ngay dưới gầm. Vũ khí bao gồm nhiều tùy chọn, từ súng máy 7,62 mm cho tới pháo 30 mm.

Chiếc IFV này nặng 22 tấn, có lớp giáp vững chắc đi kèm khả năng bơi rất tốt, bảo vệ được kíp xe khỏi mìn trọng lượng 6 kg TNT nổ ngay dưới gầm. Vũ khí bao gồm nhiều tùy chọn, từ súng máy 7,62 mm cho tới pháo 30 mm.

Đồng thời xe chiến đấu bộ binh bánh lốp Rosomak còn có thể bổ sung giáp phụ, giúp nó chống lại được đạn xuyên giáp bắn đi từ pháo tự động 30 mm 2A42 lắp trên BMP-2 và BTR-82.

Đồng thời xe chiến đấu bộ binh bánh lốp Rosomak còn có thể bổ sung giáp phụ, giúp nó chống lại được đạn xuyên giáp bắn đi từ pháo tự động 30 mm 2A42 lắp trên BMP-2 và BTR-82.

Giáp phụ có thể được lắp đặt ngay trên chiến trường, phương tiện chiến đấu bộ binh này đã có màn thể hiện rất tốt trong Quân đội Ba Lan khi phục vụ tại Afghanistan.

Giáp phụ có thể được lắp đặt ngay trên chiến trường, phương tiện chiến đấu bộ binh này đã có màn thể hiện rất tốt trong Quân đội Ba Lan khi phục vụ tại Afghanistan.

Trái tim của Rosomak là động cơ Scania D1 12 56A03PE công suất 490 mã lực, tốc độ tối đa 100 km/h, bơi với vận tốc 10 km/h, kíp điều khiển gồm 3 người và khoang chở quân có sức chứa 8 binh sĩ.

Trái tim của Rosomak là động cơ Scania D1 12 56A03PE công suất 490 mã lực, tốc độ tối đa 100 km/h, bơi với vận tốc 10 km/h, kíp điều khiển gồm 3 người và khoang chở quân có sức chứa 8 binh sĩ.

Truyền thông Nga cáo buộc những chiếc xe chiến đấu bộ binh nói trên được điều khiển bởi lính đánh thuê nước ngoài, bao gồm cả những người đến từ các quốc gia NATO, mặc dù vậy chưa có bằng chứng nhằm xác thực lời nói.

Truyền thông Nga cáo buộc những chiếc xe chiến đấu bộ binh nói trên được điều khiển bởi lính đánh thuê nước ngoài, bao gồm cả những người đến từ các quốc gia NATO, mặc dù vậy chưa có bằng chứng nhằm xác thực lời nói.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/xe-tang-pt-91-va-xe-chien-dau-bo-binh-rosomak-dot-kich-vao-vung-kursk-post586706.antd