Xe tăng T-54/55 đặc biệt nguy hiểm khi sử dụng như pháo tự hành

Xe tăng hạng trung T-54/55 khó lòng đảm nhiệm vai trò mũi nhọn xung kích như trước kia, tuy nhiên sẽ có một chức năng mới dành cho chúng.

Theo ghi nhận, xe tăng T-54/55 đã được sử dụng nhiều lần với vai trò pháo tự hành trong các cuộc chiến cục bộ và xung đột vũ trang. Ví dụ điển hình là chiến tranh Iran - Iraq, các sự kiện ở Afghanistan, Syria, Libya và mới đây nhất là tại Nagorno-Karabakh.

So với pháo hay súng cối tự hành truyền thống, những chiến xa hạng trung nói trên có một lợi thế đáng kể nhất, đó là vỏ giáp khá vững chắc.

Cụ thể, nếu 2S1 Gvozdika hoặc 2S9 Nona-S có độ dày của phần mũi xe và tháp pháo lần lượng là 15 - 16 mm và 16 - 20 mm, thì con số tương ứng ở T-54/55 lên tới 100 và 200 mm, độ dày của giáp bên hông cũng đạt tới 80 mm.

Các xe tăng hạng trung T-54/55 được Nga lấy khỏi kho dự trữ.

Các xe tăng hạng trung T-54/55 được Nga lấy khỏi kho dự trữ.

Do vậy nếu một viên đạn 155 mm nổ ngay gần, tác động đối với khung gầm xe tăng T-54/55 không quá đáng sợ như đối với các loại pháo hay súng cối tự hành có giáp mỏng đề cập ở trên.

Bên cạnh đó, những loại đạn pháo cỡ nòng nhỏ từ 20 mm đến 35 mm của xe chiến đấu bộ binh cũng không thể gây ảnh hưởng cho T-54/55, trong khi chỉ cần đạn 12,7 mm hay 14,5 mm cũng đủ sức vô hiệu hóa pháo/cối tự hành.

Liên quan đến việc sử dụng ồ ạt máy bay không người lái dạng quadrocopter có khả năng thả nhiều loại đạn dược và UAV cảm tử, vỏ thép tháp pháo của T-54/55 hoàn toàn đủ khả năng vô hiệu hóa sức nổ.

Nếu chúng ta nói về khả năng pháo kích của T-54/55 thì pháo chính D-10T2S cỡ 100 mm của chúng có thể bắn từ các vị trí kín bằng đạn nổ phân mảnh nặng gần 16 kg, từ khoảng cách lên tới 14.600 mét.

Đồng thời độ chính xác của phát bắn được hiệu chỉnh bởi máy bay không người lái, điều này giúp tạo ra phương tiện yểm trợ hỏa lực rất đáng gờm. Tốc độ bắn 5 - 7 phát mỗi phút của xe tăng T-54/55 không thua kém bất cứ pháo tự hành đích thực nào.

Những chiếc xe tăng này có thể triển khai trong khu vực thứ yếu của mặt trận, nơi mà các bên hạn chế hành động, chủ yếu là để tránh tiếp xúc hỏa lực trực tiếp.

Nếu di chuyển sau thành lũy bằng đất cao và không tác xạ trực tiếp, khi đối phương thiếu phương tiện trinh sát và xác định mục tiêu hiệu quả, xe tăng T-54/55 thực tế bất khả xâm phạm khi được sử dụng trong vai trò pháo tự hành

Theo Giáo dục và Thời đại

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/xe-tang-t-54-55-dac-biet-nguy-hiem-khi-su-dung-nhu-phao-tu-hanh/20230525095539927