Mới đây, truyền thông Nga đã công bố đoạn video ghi lại cảnh một chiếc xe tăng T-72B3 của quân đội Nga, bị tên lửa Ukraine bắn trúng gần thị trấn Marinka, thuộc tỉnh Donetsk, miền Đông Ukraine; nhưng toàn bộ thành viên tổ lái đã thoát nạn thành công.
Thị trấn Marinka thuộc tỉnh Donetsk, nơi bắt đầu xảy ra xung đột quân sự từ năm 2015. Đây xũng là chiến trường ác liệt trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, chỉ xếp sau Bakhmut. Quân đội Nga tại đây đang tiến hành bao vây quân đội Ukraine một cách có hệ thống.
Trong ảnh là chiếc xe tăng T-72B3 bất ngờ bị trúng đạn của quân đội Ukraine trong chiến đấu; sau tiếng nổ dữ dội và lửa bốc lên, camera bị nhòe nhưng xe tăng không bị bốc cháy. Lúc này, ba thành viên của kíp xe đã nhanh thoát khỏi xe tăng bị trúng đạn, sau đó nó đã được kéo đi để sửa chữa.
Xe tăng T-72B3 là phiên bản nâng cấp hiện đại từ xe tăng T-72 của Liên Xô, nó đã có nhiều cải tiến kỹ thuật và nâng cao tính năng. Chẳng hạn như hệ thống điều khiển hỏa lực của xe tăng T-72B3 đã được nâng cấp và trang bị hệ thống kính ngắm Sosna-U thế hệ 3.
Lớp giáp bảo vệ của T-72B3 cũng được nâng cấp với loại giáp phản ứng nổ thế hệ mới Kontakt-5, giúp nâng cao khả năng sống sót trước đạn chống tăng nổ lõm hoặc đạn thanh xuyên dưới cỡ. Đồng thời, các khối giáp bổ sung được thêm vào phía trước, bên hông và phía sau, giúp cải thiện khả năng bảo vệ của xe.
Pháo chính của xe tăng T-72B3 cũng được nâng cấp, sử dụng loại nòng mới; nòng pháo này có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau, bao gồm cả tên lửa chống tăng, đạn xuyên giáp và đạn nổ phá, giúp nâng cao khả năng chiến đấu của xe. Ngoài ra, T-72B3 còn được trang bị hệ thống nạp đạn tự động mới, cho phép nó nạp đạn nhanh hơn và tăng tốc độ bắn.
Động cơ và hệ thống động lực của xe tăng T-72B3 cũng được nâng cấp, xe sử dụng động cơ V-92S2 công suất 1.130 mã lực, giúp xe có khả năng cơ động và đạt tốc độ cao hơn trên các địa hình phức tạp và điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Phần đầu của xe tăng T-72B3 sử dụng giáp phản ứng nổ, có thể chống lại cuộc tấn công hiệu quả bằng đạn pháo và vũ khí chống tăng. Lớp giáp phản ứng nổ này có thể nhanh chóng bị kích nổ khi bị đạn chống tăng xuyên qua, để tạo thành một lớp bảo vệ áo giáp hiệu quả; do đó làm giảm khả năng bị xuyên thủng.
Tất nhiên, phần trước của xe tăng T-72B3 vẫn có khả năng bị xuyên thủng bởi một số loại đạn xuyên giáp tiên tiến sử dụng vật liệu cao cấp như hợp kim vonfram hoặc bằng uranium làm nghèo, nên chúng có khả năng xuyên giáp cao hơn và sức công phá mạnh hơn.
Nhưng ngay cả khi trong trường hợp thân xe không bị đạn xuyên thủng, thì khi xe bị trúng đạn, các thành viên trên xe sẽ chịu lực lực tác động và rung lắc rất lớn. Ví dụ, khi một chiếc xe tăng bị trúng đạn, cú sốc áp suất không khí do vụ nổ của quả đạn tạo ra, sẽ tạo ra lực tác động vào bên ngoài thân xe rất lớn.
Lực của vụ nổ sẽ gây ra áp suất và rung động lớn hơn cho kíp lái bên trong xe tăng. Cú sốc áp suất không khí này có thể đột ngột nén và giãn nở không khí trong xe, gây giảm thính lực và thủng màng nhĩ, cũng như làm hỏng các hệ thống bên trong; nhất là các khí tài ngắm bắn và điện tử.
Khi xe tăng T-72B3 bị trúng đạn, lực giật do lớp giáp phản ứng nổ bị kích nổ tạo ra, cũng sẽ gây sốc và rung lắc dữ dội cho kíp xe bên trong. Sau khi tấm giáp bị tấn công, sẽ tạo thành lực tác động ngược, gây rung lắc, chấn động cho người ngồi trong xe; thậm chí gây đau đớn, bầm tím, gãy xương các bộ phận trên cơ thể.
Ngoài ra khi xe tăng bị trúng đạn, vị trí và tư thế của những người ngồi trong xe cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều; những người ở gần vị trí bị đạn bắn trúng có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn. Do trong xe tăng không bố trí dây đai an toàn như trên xe ô tô, nên khi xe bị trúng đạn, có khi hất tung các thành viên lên, đập vào các bộ phận trong xe.
Do vậy xe tăng cũng cần phải áp dụng một loạt các biện pháp bảo vệ để bảo vệ sự an toàn của những người ngồi trong xe. Ví dụ như hệ thống giảm xóc, dây đai an toàn, hệ thống ghế an toàn,… được lắp đặt trên xe nhằm đảm bảo sự an toàn và ổn định của các thành viên trên xe, trong quá trình xe di chuyển.
Đồng thời, xe tăng cũng cần được trang bị hệ thống chữa cháy tự động, thiết bị tự cứu hộ để đối phó với những tình huống bất ngờ, khẩn cấp; đặc biệt là một số mẫu xe tăng của phương Tây và Nga đều có mẫu cửa thoát hiểm khẩn cấp.
Khi xe tăng bị trúng đạn, tác động và rung động mà người ngồi trong xe phải chịu có thể rất lớn, thậm chí vượt quá giới hạn của cơ thể con người. Do đó, kíp xe cần thực hiện các biện pháp bảo vệ thích hợp trong khi chiến đấu, chẳng hạn như đội mũ công tác, kính bảo hộ, áo giáp phù hợp, v.v.
Đồng thời các thành viên kíp xe cần áp dụng các tư thế và hành động an toàn để giảm thiểu nguy cơ chấn thương. Khi xe bị tấn công, người ngồi trên xe cần bình tĩnh nhanh chóng thoát ra ngoài, hoặc thực hiện các biện pháp tự cứu khác, để bảo vệ tính mạng của chính mình.
Xe tăng T-72B3 của Nga bị trúng tên lửa Javelin của Quân đội Ukraine.
Tiến Minh