Xe tăng T-90 đối đầu Abrams: Chiến thắng thuộc về ai?

Hai loại xe tăng hiện đại nhất thế giới của hai cường quốc này đã từng có rất nhiều cơ hội để đối đầu trực diện trên chiến trường Trung Đông.

Mặc dù T-14 Armata là xe tăng chủ lực mới nhất và hiện đại nhất của Nga, nhưng nó vẫn chưa sẵn sàng được đưa vào biên chế. Để nâng cao khả năng chiến đấu của lực lượng xe tăng hiện có, trong khi Armata đang hoàn thiện, Nga tiếp tục hiện đại hóa loại xe tăng hàng đầu của họ hiện nay là T-90 lên chuẩn T-90M.

Mặc dù T-14 Armata là xe tăng chủ lực mới nhất và hiện đại nhất của Nga, nhưng nó vẫn chưa sẵn sàng được đưa vào biên chế. Để nâng cao khả năng chiến đấu của lực lượng xe tăng hiện có, trong khi Armata đang hoàn thiện, Nga tiếp tục hiện đại hóa loại xe tăng hàng đầu của họ hiện nay là T-90 lên chuẩn T-90M.

40 chiếc xe tăng chủ lực T-90M, biến thể nâng cấp mới nhất của T-90, đã được bàn giao cho các đơn vị chiến đấu của Quân đội Nga. Tương tự như M1A2 SEP V3, đây là những nâng cấp, đảm bảo cho T-90 tiếp tục đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại, trong một thời gian dài nữa.

40 chiếc xe tăng chủ lực T-90M, biến thể nâng cấp mới nhất của T-90, đã được bàn giao cho các đơn vị chiến đấu của Quân đội Nga. Tương tự như M1A2 SEP V3, đây là những nâng cấp, đảm bảo cho T-90 tiếp tục đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại, trong một thời gian dài nữa.

Không giống như các thế hệ xe tăng trước đây của Nga, T-90M có mọi tính năng hiện đại, giống xe tăng của phương Tây. Các thế hệ xe tăng trước của Liên Xô/ Nga, không có kính ngắm ảnh nhiệt toàn cảnh hợp nhất của cả trưởng xe và pháo thủ, mà chỉ có kính ngắm của pháo thủ PK-PAN.

Không giống như các thế hệ xe tăng trước đây của Nga, T-90M có mọi tính năng hiện đại, giống xe tăng của phương Tây. Các thế hệ xe tăng trước của Liên Xô/ Nga, không có kính ngắm ảnh nhiệt toàn cảnh hợp nhất của cả trưởng xe và pháo thủ, mà chỉ có kính ngắm của pháo thủ PK-PAN.

Đặc điểm chính của kính ngắm toàn cảnh, là nhất thể hóa giữa kính ngắm của trưởng xe và pháo thủ là một. Với hệ thống quản lý chiến đấu, trưởng xe có thể chuyển thông tin trực tiếp về mục tiêu cho pháo thủ, hoặc có thể bắn trực tiếp mà không thông qua pháo thủ.

Đặc điểm chính của kính ngắm toàn cảnh, là nhất thể hóa giữa kính ngắm của trưởng xe và pháo thủ là một. Với hệ thống quản lý chiến đấu, trưởng xe có thể chuyển thông tin trực tiếp về mục tiêu cho pháo thủ, hoặc có thể bắn trực tiếp mà không thông qua pháo thủ.

Kính ngắm toàn cảnh của xe tăng T-90M là loại kính ngắm ảnh nhiệt Sosna-U, sử dụng công nghệ kính ngắm ảnh nhiệt Catherine của Pháp. Các nguồn tin của Nga cho biết, đây là lần đầu tiên tính năng như vậy được triển khai trên xe tăng nội địa. Tuy nhiên, đây đã là một tính năng tiêu chuẩn của xe tăng phương Tây từ lâu.

Kính ngắm toàn cảnh của xe tăng T-90M là loại kính ngắm ảnh nhiệt Sosna-U, sử dụng công nghệ kính ngắm ảnh nhiệt Catherine của Pháp. Các nguồn tin của Nga cho biết, đây là lần đầu tiên tính năng như vậy được triển khai trên xe tăng nội địa. Tuy nhiên, đây đã là một tính năng tiêu chuẩn của xe tăng phương Tây từ lâu.

Về khả năng bảo vệ, loại giáp phản ứng nổ (ERA) Kontakt-5 trên T-90 trước đó, được thay thế bằng loại Relikt hiệu quả hơn. Một số loại giáp lồng hoặc giáp xích đã được lắp bên dưới các giáp Relikt của tháp pháo và khoang động cơ, để giảm khả năng xuyên phá của đạn chống tăng nổ lõm (HEAT) vào những khu vực đó.

Về khả năng bảo vệ, loại giáp phản ứng nổ (ERA) Kontakt-5 trên T-90 trước đó, được thay thế bằng loại Relikt hiệu quả hơn. Một số loại giáp lồng hoặc giáp xích đã được lắp bên dưới các giáp Relikt của tháp pháo và khoang động cơ, để giảm khả năng xuyên phá của đạn chống tăng nổ lõm (HEAT) vào những khu vực đó.

Độ chính xác của pháo chính cũng được cải thiện, nhưng vẫn là một biến thể của pháo 2A46 từ thời Liên Xô. Súng máy 12,7 mm lắp trên nóc tháp pháo cũng là một thiết kế mới, được lắp cao hơn, trên cả kính ngắm của chỉ huy và được điều khiển từ xa.

Độ chính xác của pháo chính cũng được cải thiện, nhưng vẫn là một biến thể của pháo 2A46 từ thời Liên Xô. Súng máy 12,7 mm lắp trên nóc tháp pháo cũng là một thiết kế mới, được lắp cao hơn, trên cả kính ngắm của chỉ huy và được điều khiển từ xa.

Các mô-đun phát hiện tia laser và hệ thống phóng lựu đạn khói, cùng hệ thống bảo vệ tích cực Shtora vẫn được giữ lại; tuy nhiên, các đèn gây nhiễu hồng ngoại “mắt đỏ” đã bị loại bỏ, do không có hiệu quả, trước các tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) hiện đại.

Các mô-đun phát hiện tia laser và hệ thống phóng lựu đạn khói, cùng hệ thống bảo vệ tích cực Shtora vẫn được giữ lại; tuy nhiên, các đèn gây nhiễu hồng ngoại “mắt đỏ” đã bị loại bỏ, do không có hiệu quả, trước các tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) hiện đại.

T-90M cũng cải thiện điều kiện làm việc của kíp xe, bao gồm lắp điều hòa không khí. Cần lái truyền thống, thường khó học và khó điều khiển, thường thấy trên xe tăng Nga cũng được loại bỏ, thay bằng loại vô lăng tương tự như trên xe tăng M1A2 Abrams của Mỹ. T-90M cũng được trang bị hệ thống quản lý chiến đấu tiên tiến và máy thông tin kỹ thuật số.

T-90M cũng cải thiện điều kiện làm việc của kíp xe, bao gồm lắp điều hòa không khí. Cần lái truyền thống, thường khó học và khó điều khiển, thường thấy trên xe tăng Nga cũng được loại bỏ, thay bằng loại vô lăng tương tự như trên xe tăng M1A2 Abrams của Mỹ. T-90M cũng được trang bị hệ thống quản lý chiến đấu tiên tiến và máy thông tin kỹ thuật số.

Còn địch thủ của T-90M là M1A2 SEP V3 cũng có nhiều nâng cấp tương tự như T-90M, nâng cấp vỏ giáp tháp, nâng cao chất lượng hình ảnh nhiệt (thế hệ thứ ba) của chỉ huy và pháo thủ; điều đặc biệt là đầu thu kính ngắm thấp hơn, trong khi đầu thu của T-90 bị nhô quá cao, có thể là mục tiêu của súng bắn tỉa hiện đại.

Còn địch thủ của T-90M là M1A2 SEP V3 cũng có nhiều nâng cấp tương tự như T-90M, nâng cấp vỏ giáp tháp, nâng cao chất lượng hình ảnh nhiệt (thế hệ thứ ba) của chỉ huy và pháo thủ; điều đặc biệt là đầu thu kính ngắm thấp hơn, trong khi đầu thu của T-90 bị nhô quá cao, có thể là mục tiêu của súng bắn tỉa hiện đại.

Về hỏa lực, trên phiên bản SEP V3 cơ bản vẫn như cũ, chỉ bổ sung loại đạn sát thương mới (HE MPAT) và đạn xuyên giáp thoát vỏ APFSDS M829A4. SEP V3 cũng trang bị hệ thống bảo vệ tích cực Trophy của Israel. Giống như T-90M, hệ thống quản lý chiến đấu cũng được nâng cấp.

Về hỏa lực, trên phiên bản SEP V3 cơ bản vẫn như cũ, chỉ bổ sung loại đạn sát thương mới (HE MPAT) và đạn xuyên giáp thoát vỏ APFSDS M829A4. SEP V3 cũng trang bị hệ thống bảo vệ tích cực Trophy của Israel. Giống như T-90M, hệ thống quản lý chiến đấu cũng được nâng cấp.

So sánh cả hai, vũ khí trang bị hai bên cơ bản giống nhau. Mặc dù về đạn của SEP V3 được cho là có đổi mới, nhưng xe tăng T-90 của Nga đã có khả năng tương tự từ đầu những năm 1990. Chất lượng đạn có lẽ tương đối giống nhau, mặc dù đạn xuyên M829A4 được cho là có thể xuyên thủng giáp ERA Relikt trên T-90M.

So sánh cả hai, vũ khí trang bị hai bên cơ bản giống nhau. Mặc dù về đạn của SEP V3 được cho là có đổi mới, nhưng xe tăng T-90 của Nga đã có khả năng tương tự từ đầu những năm 1990. Chất lượng đạn có lẽ tương đối giống nhau, mặc dù đạn xuyên M829A4 được cho là có thể xuyên thủng giáp ERA Relikt trên T-90M.

Các loại giáp lồng và giáp xích của T-90M, sẽ không ảnh hưởng đến khả năng của đạn xuyên giáp, vì loại đạn này chỉ chống được đạn nổ lõm (HEAT). T-90M ngoài sử dụng các loại đạn nổ phá, đạn xuyên giáp như của SEP V3, nó còn có thể phóng tên lửa chống tăng có điều khiển qua nòng, mà tính năng này của SEP V3 chưa từng có.

Các loại giáp lồng và giáp xích của T-90M, sẽ không ảnh hưởng đến khả năng của đạn xuyên giáp, vì loại đạn này chỉ chống được đạn nổ lõm (HEAT). T-90M ngoài sử dụng các loại đạn nổ phá, đạn xuyên giáp như của SEP V3, nó còn có thể phóng tên lửa chống tăng có điều khiển qua nòng, mà tính năng này của SEP V3 chưa từng có.

Về khả năng phát hiện, M1A2 có lẽ vượt trội hơn vì có các thiết bị quan sát ảnh nhiệt thế hệ thứ ba, so với loại thiết bị ảnh nhiệt xuất khẩu nước ngoài của T-90M. Về tính cơ động, trọng lượng nhẹ hơn của T-90M, giúp nó có khả năng di chuyển tốt hơn SEP V3.

Về khả năng phát hiện, M1A2 có lẽ vượt trội hơn vì có các thiết bị quan sát ảnh nhiệt thế hệ thứ ba, so với loại thiết bị ảnh nhiệt xuất khẩu nước ngoài của T-90M. Về tính cơ động, trọng lượng nhẹ hơn của T-90M, giúp nó có khả năng di chuyển tốt hơn SEP V3.

Nếu T-90M phóng tên lửa Invar-M qua nòng, thì hệ thống Trophy của M1A2 SEP V3 có thể sẽ vô hiệu hóa bất kỳ lợi thế nào mà ATGM của T-90M mang lại. Tốc độ 350 m/s của tên lửa Invar nằm trong khoảng thời gian đánh chặn của hệ thống Trophy (hệ thống có thể đánh chặn tên lửa có tốc độ đến 900 m/s).

Nếu T-90M phóng tên lửa Invar-M qua nòng, thì hệ thống Trophy của M1A2 SEP V3 có thể sẽ vô hiệu hóa bất kỳ lợi thế nào mà ATGM của T-90M mang lại. Tốc độ 350 m/s của tên lửa Invar nằm trong khoảng thời gian đánh chặn của hệ thống Trophy (hệ thống có thể đánh chặn tên lửa có tốc độ đến 900 m/s).

Còn trong cuộc đấu pháo, cả hai xe tăng đều có khả năng bắn hạ lẫn nhau và có thể sở hữu mức độ chính xác của pháo tương tự. Nhưng kíp xe của M1A2 SEP V3 có nhiều khả năng sống sót hơn khi bị đạn xuyên thủng, vì đạn pháo được cất trong khoang riêng, ngăn cách với kíp xe bằng các tấm chắn, ở phía sau tháp pháo.

Còn trong cuộc đấu pháo, cả hai xe tăng đều có khả năng bắn hạ lẫn nhau và có thể sở hữu mức độ chính xác của pháo tương tự. Nhưng kíp xe của M1A2 SEP V3 có nhiều khả năng sống sót hơn khi bị đạn xuyên thủng, vì đạn pháo được cất trong khoang riêng, ngăn cách với kíp xe bằng các tấm chắn, ở phía sau tháp pháo.

Còn T-90M một phần vẫn giữ nguyên cách bố trí kiểu cũ của Nga, với đạn được bố trí xung quanh tháp pháo. Tuy nhiên, một số viên đạn đã được chuyển vào một khoang riêng biệt trong tháp pháo, với các tấm chắn tương tự như SEP V3, vì tháp pháo của T-90M dài hơn đáng kể so với tháp pháo T-90 hoặc T-72.

Còn T-90M một phần vẫn giữ nguyên cách bố trí kiểu cũ của Nga, với đạn được bố trí xung quanh tháp pháo. Tuy nhiên, một số viên đạn đã được chuyển vào một khoang riêng biệt trong tháp pháo, với các tấm chắn tương tự như SEP V3, vì tháp pháo của T-90M dài hơn đáng kể so với tháp pháo T-90 hoặc T-72.

Vậy chiếc xe tăng chiến thắng sẽ giành cho bên nào, nếu một cuộc đấu đầu xảy ra; điều này trước hết là phụ thuộc vào trình độ được huấn luyện của kíp xe và điều quan trọng nhất, là nó được hỗ trợ bởi các phương tiện trinh sát trên chiến trường, như những chiếc M1A1 Abram trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Nguồn ảnh: BMDP.

Sức mạnh của xe tăng T-90 do Nga sản xuất khi tham chiến trên chiến trường Trung Đông. Nguồn: Gearwar.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/xe-tang-t-90-doi-dau-abrams-chien-thang-thuoc-ve-ai-1510266.html