Xem trực thăng Black Hawk của Mỹ lần đầu tiên bay không người lái hoàn toàn
Cận cảnh chiếc Black Hawk (Diều hầu Đen) của quân đội Mỹ lần đầu tiên thực hiện chuyến bay hoàn toàn không có người lái, không phi công bay kèm.
Theo trang Defencenews, chiếc trực thăng "Diều hâu Đen" mẫu UH-60 Alpha đã lần đầu tiên bay hoàn toàn không người lái trong khuôn khổ chương trình Hệ thống Tự động hóa Phi hành đoàn trong buồng lái (ALIAS) của Cơ quan Các dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ.
Hãng sản xuất máy bay Sikorsky thuộc sở hữu của Lockheed Martin và DARPA đã phối hợp trong dự án ALIAS được khoảng 6 năm. Nhưng từ trước đến nay các thử nghiệm của họ luôn có một phi công trên máy bay để dự phòng, ngay cả khi chiếc trực thăng tự lái hoàn toàn. Đến thử nghiệm hôm 5/2, chiếc “Diều hâu Đen” mới lần đầu tiên bay mà không có bất cứ người nào trên khoang.
Trong 30 phút, chiếc Black Hawk bay không người lái hoàn toàn qua căn cứ Fort Campbell, bang Kentucky, và sau đó một lần nữa trong chuyến bay ngắn hơn hôm 7/2 (Xem video dưới, nguồn: Lockheed Martin)
Trước chuyến bay, chiếc Black Hawk đã đươc kiểm tra kỹ càng, cất cánh và bay thử qua Hệ thống Dải và Phát hiện ánh sáng (LiDAR) mô phỏng bầu trời New York City. Chiếc máy bay nặng 6,3 tấn đã tự động vượt qua những tòa nhà chọc trời mô phỏng, len lỏi qua Manhattan. Sau đó máy bay tự hạ cánh.
Black Hawk sử dụng hệ thống tự động Sikorsky MATRIX được thiết kế để giúp phi công và tổ bay khi hoạt động trong môi trường khó khăn, bao gồm cả bị hạn chế tầm nhìn hoặc thiếu liên lạc tin cậy.
Sikorsky đã phát triển công nghệ MATRIX thông qua Máy bay Nghiên cứu Tự lái Sikorsky (SARA). Các phi công quân đội Mỹ đã lần đầu tiên thử công nghệ này vào năm 2018.
ALIAS tích hợp mức độ tự động hóa cao vào máy bay có người lái và có khả năng đảm nhận các khả năng tự lái bổ sung.
Máy bay tùy chọn có phi công hay không, Sikorsky UH-60A Blackhawk rời đường băng trong chuyến bay hoàn toàn không người lái đầu tiên. Ảnh: Lockheed Martin
“ALIAS nhằm mục đích hỗ trợ thực hiện toàn bộ nhiệm vụ từ khi cất cánh đến hạ cánh, bao gồm cả xử lý tự động các tình huống ngẫu nhiên như lỗi hệ thống máy bay. Giao diện dễ sử dụng tạo điều kiện cho người giám sát và ALIAS tương tác”, tuyên bố của công ty Sikorsky cho biết.
Ông Stuart Young, Giám đốc chương trình tại Văn phòng Công nghệ Chiến thuật của DARPA, cho biết: “Nhờ khối lượng công việc giảm bớt, các phi công có thể tập trung vào quản lý sứ mệnh thay vì phần cơ khí. Sự kết hợp độc đáo giữa phần mềm và phần cứng tự động này sẽ giúp cho hoạt động bay trở nên thông minh hơn và an toàn hơn”.
DARPA và Sikorsky đã cùng nhau đầu tư khoảng 160 triệu USD vào chương trình ALIAS. Kế hoạch là kết thúc chương trình vào cuối năm nay.
Ông Young cho hay ALIAS mang lại sự linh hoạt trong hoạt động cho quân đội Mỹ, “bao gồm khả năng vận hành máy bay vào mọi thời điểm cả ngày hoặc đêm, có và không có phi công, và trong nhiều điều kiện khó khăn, như môi trường chật chội, thiếu tầm nhìn”.
Hiện nay, nguyên nhân hàng đầu gây ra các rủi ro hàng không của quân đội Mỹ là sự kết hợp giữa lỗi của con người và môi trường hạn chế tầm nhìn. Các cơ quan dịch vụ quốc phòng vẫn đang tiếp tục tìm kiếm các hệ thống giúp giảm bớt gánh nặng cho phi công trong những môi trường như vậy.
"Ngay cả trong các máy bay tự động cao nhất hiện nay, các phi công vẫn phải quản lý các giao diện phức tạp và phản ứng với các tình huống bất ngờ", tuyên bố của Sikorsky cho biết.
Hệ thống ALISA cuối cùng có thể được tích hợp vào các chương trình Cất cánh thẳng đứng của quân đội.
Young và Cherepinsky cho biết DARPA sẽ chuyển giao năng lực cho Quân đội để họ có thể trang bị cho các hạm đội hiện tại và tương lai của mình với khả năng tự hành phù hợp.
ALIAS trước đây đã thực hiện một sứ mệnh tiếp tế tự động tại Dự án Hội tụ vào năm 2021 tại Yuma Proving Ground, Arizona. Vào tháng tới, chương trình sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên của chiếc Black Hawk mô hình bay bằng dây Mike, phiên bản hiện đại nhất của phi đội trực thăng tiện ích của Quân đội, tại Fort Eustis, Virginia, tuyên bố cho biết.