Xem xét công nhận Tháp Bà Ponagar là di tích quốc gia đặc biệt

Tỉnh Khánh Hòa đề nghị công nhận Tháp Bà Ponagar là di tích quốc gia đặc biệt, phát huy tiềm năng giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững.

Ngày 8/9, ông Nguyễn Văn Nhuận - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa, cho biết đơn vị đã hoàn thành xây dựng hồ sơ và trình hồ sơ lên cấp có thẩm quyền xem xét công nhận Tháp Bà Ponagar Nha Trang là di tích quốc gia đặc biệt, qua đó tiếp tục phát huy tiềm năng giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững.

Tháp Bà Ponagar là quần thể khu đền tháp Chăm nằm trên đồi Cù Lao, nép mình bên dòng sông Cái Nha Trang, tọa lạc tại P. Vĩnh Phước, TP. Nha Trang. Di tích có niên đại xây dựng khoảng từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 13, là công trình tiêu biểu về nghệ thuật kiến trúc của dân tộc Chăm. Năm 1979, Tháp Bà Ponagar được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Bên cạnh giá trị của di sản văn hóa vật thể của quần thể di tích, còn có giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc thông qua Lễ hội Tháp Bà Ponagar diễn ra hàng năm. Đây là lễ hội truyền thống lớn và nổi tiếng nhất của khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, là dịp để cộng đồng cùng trở về với cội nguồn truyền thống văn hóa, vun đắp những giá trị tinh thần trong hành trình đi tới tương lai. Năm 2012, Lễ hội Tháp Bà Ponagar cũng được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tại hội thảo tham vấn ý kiến đối với xây dựng hồ sơ khoa học xin công nhận xếp hạng Tháp Bà Ponagar là di tích quốc gia đặc biệt, diễn ra cuối tháng 4/2024, PGS.TS Ngô Văn Doanh - nguyên Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, đánh giá Tháp Bà Ponagar là di tích “hiếm có" khi còn nhiều công trình kiến trúc mang những sắc thái khác nhau của vương quốc cổ Chăm Pa sau di sản thế giới Mỹ Sơn (tỉnh Quảng Nam), những công trình kiến trúc của Tháp Bà Ponagar đang và sẽ là những di sản lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của nước ta. Đặc biệt, Tháp Bà là nơi duy nhất được người dân tôn thờ, sử dụng đến ngày nay trong tất cả các di tích đền, tháp Chămpa.

Theo GS.TS Lê Hồng Lý - Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, việc bài trí và thực hành nghi lễ của người Chăm và Việt diễn ra đồng thời tại Tháp Bà Ponagar là minh chứng cho “sự cộng sinh tôn giáo”, trong Tháp Chính, bên cạnh tượng Linga-Yoni của người Chăm là tượng Mẫu của người Việt, tạo nên sự nổi trội, hấp dẫn của di tích.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đánh giá cao những nét tiêu biểu như không gian cảnh quan đặc sắc, kiến trúc tương đối nguyên vẹn với 4 tòa tháp, khu vực Mandapa với 10 cột lớn phía trong và 12 cột nhỏ hình bát giác ở phía ngoài. Ở đây đang lưu giữ tượng nữ thần Ponagar bằng đá duy nhất ở Việt Nam, phù điêu hình lá đề “Shiva múa” ở tháp Đông Bắc,... là những yếu tố để di tích Tháp Bà Ponagar được đề nghị là di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên tại Khánh Hòa.

Tháp Bà Ponagar (hay còn gọi là Tháp Bà) có tổng diện tích là 57.000 m2, kéo dài theo hướng Đông - Tây, nằm trên đồi Cù Lao bên dòng sông Cái Nha Trang. Từ trên đỉnh đồi có thể nhìn ra xung quanh thành phố.

Tháp Bà Ponagar (hay còn gọi là Tháp Bà) có tổng diện tích là 57.000 m2, kéo dài theo hướng Đông - Tây, nằm trên đồi Cù Lao bên dòng sông Cái Nha Trang. Từ trên đỉnh đồi có thể nhìn ra xung quanh thành phố.

Tháp Bà Ponagar là một quần thể kiến trúc lớn, được phân bố trên 3 mặt bằng gồm: Tháp cổng, Mandapa và khu đền tháp. Qua biến động của nghìn năm lịch sử, hiện còn 5 công trình kiến trúc ở hai mặt bằng là Mandapa (tiền đình) và khu đền tháp ở phía trên.

Tháp Bà Ponagar là một quần thể kiến trúc lớn, được phân bố trên 3 mặt bằng gồm: Tháp cổng, Mandapa và khu đền tháp. Qua biến động của nghìn năm lịch sử, hiện còn 5 công trình kiến trúc ở hai mặt bằng là Mandapa (tiền đình) và khu đền tháp ở phía trên.

Khu đền tháp phía trên được xây dựng theo kiểu Chăm ở vị trí cao nhất của đồi Cù Lao, gồm 4 công trình hoàn toàn bằng gạch. Đặc biệt, lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về phía Đông, mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ.

Khu đền tháp phía trên được xây dựng theo kiểu Chăm ở vị trí cao nhất của đồi Cù Lao, gồm 4 công trình hoàn toàn bằng gạch. Đặc biệt, lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về phía Đông, mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ.

Trong đó, có Tháp Chính (hay còn gọi là kalan A - Tháp Bà – Tháp Ponagar – Dinh Bà); Tháp Nam (kalan B – Dinh Ông); Tháp Đông Nam (kalan C – Dinh Cố). Hàng thứ hai, chỉ còn một ngôi tháp duy nhất ở phía sau là Tháp Tây Bắc (kalan F – Dinh Cô Cậu).

Trong đó, có Tháp Chính (hay còn gọi là kalan A - Tháp Bà – Tháp Ponagar – Dinh Bà); Tháp Nam (kalan B – Dinh Ông); Tháp Đông Nam (kalan C – Dinh Cố). Hàng thứ hai, chỉ còn một ngôi tháp duy nhất ở phía sau là Tháp Tây Bắc (kalan F – Dinh Cô Cậu).

Phía dưới là khu Mandapa (tiền đình), có 4 hàng cột lớn xây bằng gạch nung, bao gồm 10 cột lớn phía trong và 12 cột nhỏ hình bát giác ở phía ngoài. Vị trí này là khu chờ trước khi lên khu tháp làm lễ trong các dịp quan trọng của người Chăm thời đó.

Phía dưới là khu Mandapa (tiền đình), có 4 hàng cột lớn xây bằng gạch nung, bao gồm 10 cột lớn phía trong và 12 cột nhỏ hình bát giác ở phía ngoài. Vị trí này là khu chờ trước khi lên khu tháp làm lễ trong các dịp quan trọng của người Chăm thời đó.

Di tích Tháp Bà Ponagar mỗi ngày thu hút hàng nghìn khách tham quan và những người hành hương, các tín đồ. Đặc biệt hàng năm vào dịp Lễ hội chính của di tích diễn ra từ ngày 20 – 23/3 âm lịch, hàng vạn người khắp các tỉnh thành hành hương tới dự lễ. Ngoài ra, còn có các ngày giá vào các ngày 8, 18, 28 âm lịch hàng tháng. Lễ thay y một năm 3 lần vào lúc 12 giờ ngày 20/3 âm lịch, 12 giờ ngày 12/7 âm lịch và 12 giờ ngày 20 tháng Chạp.

Di tích Tháp Bà Ponagar mỗi ngày thu hút hàng nghìn khách tham quan và những người hành hương, các tín đồ. Đặc biệt hàng năm vào dịp Lễ hội chính của di tích diễn ra từ ngày 20 – 23/3 âm lịch, hàng vạn người khắp các tỉnh thành hành hương tới dự lễ. Ngoài ra, còn có các ngày giá vào các ngày 8, 18, 28 âm lịch hàng tháng. Lễ thay y một năm 3 lần vào lúc 12 giờ ngày 20/3 âm lịch, 12 giờ ngày 12/7 âm lịch và 12 giờ ngày 20 tháng Chạp.

Tại khu di tích này có các hoạt động trưng bày hình ảnh, hiện vật và các hoạt động bổ trợ như hoạt động văn hóa, văn nghệ Chăm, trưng bày một số sản phẩm nghệ thuật truyền thống. Thống kê năm 2023, di tích đón hơn 1,3 triệu lượt khách.

Tại khu di tích này có các hoạt động trưng bày hình ảnh, hiện vật và các hoạt động bổ trợ như hoạt động văn hóa, văn nghệ Chăm, trưng bày một số sản phẩm nghệ thuật truyền thống. Thống kê năm 2023, di tích đón hơn 1,3 triệu lượt khách.

Tượng nữ thần - thánh Mẫu Thiên y Ana tại Tháp Chính. Theo ghi chép, pho tượng nữ thần được Vua Jaya Indravarman I cho dựng vào năm 965, đến nay đã hơn nghìn năm tuổi, là một trong những pho tượng Champa được thờ phụng lâu dài nhất.

Tượng nữ thần - thánh Mẫu Thiên y Ana tại Tháp Chính. Theo ghi chép, pho tượng nữ thần được Vua Jaya Indravarman I cho dựng vào năm 965, đến nay đã hơn nghìn năm tuổi, là một trong những pho tượng Champa được thờ phụng lâu dài nhất.

Ở mặt trước phía Đông phần cửa ra vào Tháp Chính có một lá nhĩ bằng đá, bên trong thể hiện một vị thần nhảy múa và hai nhạc công phụ họa ở hai bên chân. Phù điêu có niên đại thế kỷ XI và là một trong những tấm phù điêu đẹp nhất của văn hóa Chămpa còn được lưu giữ ở Việt Nam.

Ở mặt trước phía Đông phần cửa ra vào Tháp Chính có một lá nhĩ bằng đá, bên trong thể hiện một vị thần nhảy múa và hai nhạc công phụ họa ở hai bên chân. Phù điêu có niên đại thế kỷ XI và là một trong những tấm phù điêu đẹp nhất của văn hóa Chămpa còn được lưu giữ ở Việt Nam.

Theo ngành chức năng, Tháp Bà Ponagar có giá trị to lớn cả về mặt lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc, văn hóa, lễ hội truyền thống… và cần được bảo tồn, tôn tạo và phát huy một cách tích cực hơn nữa khu di tích này.

Theo ngành chức năng, Tháp Bà Ponagar có giá trị to lớn cả về mặt lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc, văn hóa, lễ hội truyền thống… và cần được bảo tồn, tôn tạo và phát huy một cách tích cực hơn nữa khu di tích này.

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/xem-xet-cong-nhan-thap-ba-ponagar-la-di-tich-quoc-gia-dac-biet-20240908183328548.htm