Xét nghiệm nước tiểu có phải nhịn ăn không?

Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm nằm trong gói xét nghiệm tổng quát để đánh giá sức khỏe mà mọi người nên thực hiện hàng năm. Thông qua xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, các bác sĩ sẽ đánh giá được các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng đường tiểu, đái tháo đường, bệnh thận…

Xét nghiệm nước tiểu là gì?

Trước khi xét nghiệm nước tiểu, người bệnh nên nhịn ăn từ 6-8 tiếng và không nên ăn các thực phẩm/đồ uống gây ảnh hưởng đến màu sắc nước tiểu như thanh long đỏ, củ cải đường...

Thông thường các mẫu nước tiểu phải đảm bảo tiêu chuẩn sạch và tươi. Do vậy, trước khi lấy mẫu xét nghiệm nước tiểu người bệnh cần lưu ý:

Vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục ngoài
Bỏ phần nước tiểu đầu và lấy nước tiểu giữa dòng, mẫu bệnh phẩm phải được đựng trong lọ vô khuẩn.
Thông thường mẫu nước tiểu thường được lấy vào buổi sáng và người bệnh nên nhịn ăn khoảng 6-8 tiếng trước đó.
Không ăn/uống trước khi lấy mẫu và trước ngày lấy mẫu nên hạn chế một số loại đồ ăn, thức uống có thể khiến nước tiểu thay đổi màu sắc như: cà rốt, thanh long đỏ, củ cải đường, mâm xôi… Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá…
Nếu bạn đang sử dụng thuốc, hãy báo với bác sĩ vì có những nhóm thuốc sẽ làm thay đổi màu sắc, kết quả xét nghiệm nước tiểu.
Phụ nữ đang trong chu kỳ nếu lấy mẫu xét nghiệm cần thông báo với bác sĩ trước.

Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp phát hiện ra một số bệnh lý về thận, gan, đái tháo đường...

Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp phát hiện ra một số bệnh lý về thận, gan, đái tháo đường...

Chỉ số xét nghiệm nước tiểu cho biết điều gì?

Dưới đây là 10 thông số xét nghiệm nước tiểu và ý nghĩa của chúng:

PH (độ acid nước tiểu): Thông qua chỉ số này các bác sĩ sẽ nhận định được tình trạng nhiễm khuẩn thận, đái tháo đường, tiêu chảy, suy thận, hẹp môn vị… Thông thường chỉ số pH sẽ rơi vào khoảng 4,6-8. Nếu pH ≤4 là nước tiểu có tính acid cao, nếu pH ≥9 là nước tiểu có tính bazơ mạnh. Với người ăn chay, chỉ số pH sẽ cao, người ăn nhiều đạm thì thường chỉ số pH thấp.

SG (tỷ trọng nước tiểu): Thông qua chỉ số này có thể biết bạn uống ít hay nhiều nước. Thông thường chỉ số Sg sẽ dao động từ 1,015-1,025. Các bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số SG để đánh giá các bệnh lý ống thận, gan, đái tháo đường, viêm đài bể thận…

LEU/BLO (tế bào bạch cầu): Đây là chỉ số thường không xuất hiện, nhưng nếu bạn có chỉ số này có nghĩa là bạn đang có nguy cơ nhiễm trùng đường niệu.

BLD (hồng cầu niệu): Cũng giống như LEU, thông thường trong nước tiểu không có hồng cầu niệu. Nhưng nếu bạn dương tính với chỉ số này, có thể bạn đã bị xuất huyết bàng quang, sỏi thận, bướu thận, nhiễm trùng đường tiểu… Nếu chỉ số hồng cầu niệu bất thường, các bác sĩ sẽ đánh giá và kết hợp thêm các phương pháp xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân gây máu trong nước tiểu.

NIT (hợp chất do vi khuẩn): Chỉ số NIT thể hiện sự có mặt của vi khuẩn ở đường niệu. Trong đó thường gặp nhất là E.Coli.

GLU hay còn gọi là Glucose: Đây là chỉ số thường thấy ở người mắc bệnh đái tháo đường hoặc đái tháo đường thai kỳ. Hay cũng có một số trường hợp khiến trong nước tiểu có glucose như: viêm tụy, bệnh lý ống thận, chế đô ăn uống không lành mạnh…

Chỉ số nước tiểu sẽ được thể hiện qua một số chỉ số cơ bản như hồng cầu, bạch cầu, tỷ trọng nước tiểu

Chỉ số nước tiểu sẽ được thể hiện qua một số chỉ số cơ bản như hồng cầu, bạch cầu, tỷ trọng nước tiểu

UBG: Đây là chỉ số do thoái hóa bilirubin. Người bình thường sẽ không có UBG nhưng nếu bạn dương tính với UBG có thể đó là dấu hiệu cảnh báo mắc xơ gan do virus, viêm gan, nhiễm khuẩn, suy tim xung huyết vàng da…

KET: Khi chỉ số này tăng có nghĩa là bạn đã mắc đái tháo đường nhưng không kiểm soát tốt. Chỉ số KET cũng có thể tăng ở người nghiện rượu hoặc người nhịn ăn. Với phụ nữ mang thai khi chỉ số KET bất thường có nghĩa là thai nhi thiếu dinh dưỡng hoặc người mẹ đang làm việc quá sức.

ASC (cặn nước tiểu): Thông thường chỉ số này dao động trong khoảng 5-10mg/dL (cũng có thể tính theo 0,28-0,56mmol/L). Khi chỉ số ASC tăng có nghĩa là bạn đang mắc các bệnh về sỏi tiết niệu, đường tiết niệu hoặc viêm nhiễm thận.

PRO hay còn gọi là chỉ số protein. Ở người bình thường không xuất hiện chỉ số này tuy nhiên nếu bạn dương tính với PRO có nghĩa là bạn có nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng đường tiểu, các bệnh lý khiến nước tiểu có máu, bệnh lý về thận. Ở phụ nữ mang thai khi PRO tăng có thể là cảnh báo một số bệnh lý tiền sản giật, tăng huyết áp, nhiễm trùng huyết…

TS.BS Trần Thị Thúy Hằng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/xet-nghiem-nuoc-tieu-co-phai-nhin-an-khong-169240802184857614.htm