Xót xa cảnh hầm đi bộ hàng tỷ đồng 'ế khách', thưa thớt người sử dụng ở Hà Nội

Hệ thống hầm đi bộ ở Hà Nội được đầu tư hàng trăm tỷ đồng nhưng chưa phát huy hiệu quả, người dân sử dụng thưa thớt, luôn trong tình trạng 'ế khách'.

Trong giai đoạn 2007 - 2008 UBND TP Hà Nội đã chính thức đưa vào sử dụng hầm đi bộ với kỳ vọng sẽ là giải pháp an toàn dành cho người đi bộ khi lưu thông qua những nơi có lượng xe cộ đông đúc, giảm thiểu những nguy hiểm tiềm ẩn về an toàn giao thông.

Trong giai đoạn 2007 - 2008 UBND TP Hà Nội đã chính thức đưa vào sử dụng hầm đi bộ với kỳ vọng sẽ là giải pháp an toàn dành cho người đi bộ khi lưu thông qua những nơi có lượng xe cộ đông đúc, giảm thiểu những nguy hiểm tiềm ẩn về an toàn giao thông.

Tuy nhiên, sau nhiều năm đưa vào sử dụng, hiệu quả của những hầm đi bộ vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của người dân, luôn trong tình trạng vắng lặng.

Tuy nhiên, sau nhiều năm đưa vào sử dụng, hiệu quả của những hầm đi bộ vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của người dân, luôn trong tình trạng vắng lặng.

Theo ghi nhận của Gia đình và Xã hội, tại hầm bộ hành Ngã Tư Sở, mặc dù là một trong những hầm đi bộ lớn nhất và nằm ở vị trí trung tâm Thủ đô, thế nhưng lượng người dân sử dụng hầm để sang đường không nhiều.

Theo ghi nhận của Gia đình và Xã hội, tại hầm bộ hành Ngã Tư Sở, mặc dù là một trong những hầm đi bộ lớn nhất và nằm ở vị trí trung tâm Thủ đô, thế nhưng lượng người dân sử dụng hầm để sang đường không nhiều.

Hầm dài gần 500m đi theo vòng tròn với 12 cửa đặt 4 góc đường: Tây Sơn - Láng, Láng - Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi - Trường Chinh, Trường Chinh - Tây Sơn. Mỗi cửa hầm đều có 3 lối lên xuống dành cho người đi bộ, xe đạp, khu vực. Hệ thống đèn chiếu luôn được thắp sáng, hằng ngày có nhân viên vệ sinh quét dọn khá sạch sẽ và thông thoáng.

Hầm dài gần 500m đi theo vòng tròn với 12 cửa đặt 4 góc đường: Tây Sơn - Láng, Láng - Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi - Trường Chinh, Trường Chinh - Tây Sơn. Mỗi cửa hầm đều có 3 lối lên xuống dành cho người đi bộ, xe đạp, khu vực. Hệ thống đèn chiếu luôn được thắp sáng, hằng ngày có nhân viên vệ sinh quét dọn khá sạch sẽ và thông thoáng.

Mặc dù vậy, hầm đi bộ Ngã Tư Sở vẫn vắng người qua lại. Những người sử dụng phần lớn là các trường hợp sống quanh khu vực đi thể dục buổi sáng, hoặc người bán hàng vào tránh nắng, tránh mưa...

Mặc dù vậy, hầm đi bộ Ngã Tư Sở vẫn vắng người qua lại. Những người sử dụng phần lớn là các trường hợp sống quanh khu vực đi thể dục buổi sáng, hoặc người bán hàng vào tránh nắng, tránh mưa...

Theo nhiều người dân, chính vì các hầm bộ hành quá vắng vẻ nên tâm lý e ngại mỗi khi có ý định sử dụng. Thậm chí có hầm được đặt đúng vị trí sát đèn tín hiệu giao thông khiến người dân băn khoăn không biết nên đi theo tín hiệu đèn hay đi xuống hầm đi bộ:

Theo nhiều người dân, chính vì các hầm bộ hành quá vắng vẻ nên tâm lý e ngại mỗi khi có ý định sử dụng. Thậm chí có hầm được đặt đúng vị trí sát đèn tín hiệu giao thông khiến người dân băn khoăn không biết nên đi theo tín hiệu đèn hay đi xuống hầm đi bộ:

Theo chị Hoàng Thu Huyền (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: "Nếu muốn sang đường tôi sẽ chờ đèn các phương tiện dừng đèn đỏ rồi đi sang đường theo vạch kẻ, chẳng tội gì phải xuống hầm cho mất công. Tôi nghĩ nếu đặt hầm đi bộ thì nên đặt ở những nơi không có tín hiệu đèn xanh, đỏ thì sẽ hợp lý hơn"

Theo chị Hoàng Thu Huyền (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: "Nếu muốn sang đường tôi sẽ chờ đèn các phương tiện dừng đèn đỏ rồi đi sang đường theo vạch kẻ, chẳng tội gì phải xuống hầm cho mất công. Tôi nghĩ nếu đặt hầm đi bộ thì nên đặt ở những nơi không có tín hiệu đèn xanh, đỏ thì sẽ hợp lý hơn"

Theo đại diện Ban Duy tu các công trình giao thông Hà Nội cho biết: “Hàng ngày, đơn vị vẫn duy trì từ 1 đến 2 người tại mỗi khu vực hầm đi bộ từ 6 giờ đến 22 giờ. Công nhân trông giữ hầm có trách nhiệm lau dọn, đóng mở cửa hầm và phối hợp với lực lượng chức năng ngăn chặn các hàng vi phạm tội cũng như tệ nạn xã hội xảy ra dưới hầm đi bộ. Thời điểm hiện tại, nhiều người đã có thói quen sử dụng hầm đi bộ để sang đường”.

Theo đại diện Ban Duy tu các công trình giao thông Hà Nội cho biết: “Hàng ngày, đơn vị vẫn duy trì từ 1 đến 2 người tại mỗi khu vực hầm đi bộ từ 6 giờ đến 22 giờ. Công nhân trông giữ hầm có trách nhiệm lau dọn, đóng mở cửa hầm và phối hợp với lực lượng chức năng ngăn chặn các hàng vi phạm tội cũng như tệ nạn xã hội xảy ra dưới hầm đi bộ. Thời điểm hiện tại, nhiều người đã có thói quen sử dụng hầm đi bộ để sang đường”.

Đến thời điểm hiện tại toàn TP Hà Nội có hơn 39 hầm đi bộ đặt tại vị trí giao cắt giao thông trọng điểm của các tuyến đường. Theo số liệu thống kê chung khi xây dựng, chi phí đầu tư cho mỗi hầm đi bộ khoảng 3-7 tỷ đồng.

Đến thời điểm hiện tại toàn TP Hà Nội có hơn 39 hầm đi bộ đặt tại vị trí giao cắt giao thông trọng điểm của các tuyến đường. Theo số liệu thống kê chung khi xây dựng, chi phí đầu tư cho mỗi hầm đi bộ khoảng 3-7 tỷ đồng.

Vì vắng người qua lại, đồng thời việc quản lý chưa được chặt chẽ khiến nhiều khu vực lên xuống hầm đi bộ bị chiếm dụng làm nơi xả rác, bán hàng.

Vì vắng người qua lại, đồng thời việc quản lý chưa được chặt chẽ khiến nhiều khu vực lên xuống hầm đi bộ bị chiếm dụng làm nơi xả rác, bán hàng.

Với mật độ người tham gia giao thông đông đúc như hiện nay, công trình hầm đi bộ có ý nghĩa rất quan trọng. Để cải thiện tình trạng hầm trống, TP Hà Nội cần có giải pháp tích cực công tác quản lý và tuyên truyền đối với người dân.

Với mật độ người tham gia giao thông đông đúc như hiện nay, công trình hầm đi bộ có ý nghĩa rất quan trọng. Để cải thiện tình trạng hầm trống, TP Hà Nội cần có giải pháp tích cực công tác quản lý và tuyên truyền đối với người dân.

Trung Sơn

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/xot-xa-canh-ham-di-bo-hang-ty-dong-e-khach-thua-thot-nguoi-su-dung-o-ha-noi-172231031174516951.htm