Xử lý nghiêm hành vi trục lợi từ dịch bệnh

Thời gian qua, nhiều đối tượng xấu lợi dụng dịch Covid-19 nhằm trục lợi bất chính thông qua việc nhập lậu, làm giả thuốc, vật tư y tế. Ðây là những hành vi vi phạm pháp luật, gây bức xúc trong dư luận xã hội và cần phải được xử lý nghiêm.

Thời gian qua, nhiều đối tượng xấu lợi dụng dịch Covid-19 nhằm trục lợi bất chính thông qua việc nhập lậu, làm giả thuốc, vật tư y tế. Ðây là những hành vi vi phạm pháp luật, gây bức xúc trong dư luận xã hội và cần phải được xử lý nghiêm.

Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh phối hợp Công an phường Tân Kiểng (quận 7) kiểm tra kho hàng lậu núp bóng cửa hàng kinh doanh túi xách tại số nhà 50, đường Phan Huy Thực. Ảnh TTXVN

Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh phối hợp Công an phường Tân Kiểng (quận 7) kiểm tra kho hàng lậu núp bóng cửa hàng kinh doanh túi xách tại số nhà 50, đường Phan Huy Thực. Ảnh TTXVN

Khi dịch Covid-19 bùng phát, vào đầu năm 2020, người dân đổ xô đi mua, khiến khẩu trang bị "cháy hàng”, ngay lập tức, từ giá chỉ khoảng 20.000 đến 30.000 đồng/hộp đã tăng giá lên 200.000 đồng, cao gần 10 lần và có những nơi còn cao hơn thế. Việc trục lợi từ khó khăn của cộng đồng của một số đối tượng đang biến tướng từ nâng giá hàng hóa, lừa đảo tiêm phòng vắc-xin, giờ đây có thể là làm giả thuốc phòng, chống dịch bệnh đến việc "thổi phồng” công dụng của các loại hàng hóa, dược phẩm...

Ðến nay, những biến thể mới của Covid-19 đã khiến nhiều người dân bất an và lo sợ, đi cùng với đó trên mạng xã hội xuất hiện không ít các sản phẩm được quảng cáo là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, với công dụng kháng vi-rút, kháng Covid-19, lọc không khí tiêu diệt vi-rút tới hơn 99%… Trong khi các nhà khoa học đang phải nghiên cứu, chỉnh sửa công thức bào chế vắc-xin để ứng phó các biến thể thì trên mạng xã hội, các lời rao bán quảng cáo thất thiệt cùng những "lời khuyên sức khỏe” để ngăn Covid-19 đã gây hoang mang cho nhiều người dân. Cụ thể, sản phẩm được quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội thời gian gần đây như dung dịch xịt họng, máy lọc không khí... với những lời quảng cáo như: "Giải pháp làm sạch không khí tiêu diệt 99.9999% vi-rút trong một lần lọc không khí, bao gồm Coronavirus”, " Làm bất hoạt 99,9% các loại vi-rút có hại, bao gồm cả Covid-19”… Ðiều đáng nói, khi tìm hiểu các giấy phép thì các sản phẩm này chưa được cơ quan chức năng kiểm duyệt, cấp phép.

Trao đổi với bác sĩ Ðặng Thanh Hải (Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ), hiện nay việc phòng, chống vi-rút SARS-CoV-2 hiệu quả là tuân thủ theo thông điệp 5T của Bộ Y tế (Tuân thủ nghiêm 5K - Thực phẩm đủ tại nhà - Thầy, thuốc đến tại gia - Test Covid tất cả - Tiêm chủng tại phường, xã); đồng thời học tập kinh nghiệm từ các nước có kinh nghiệm phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả nhất trên thế giới. Hiện nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào khẳng định những sản phẩm hỗ trợ đang quảng cáo có thể ngăn ngừa hoàn toàn được vi-rút. Ðể ngăn chặn triệt để, các cơ quan chức năng cần phối hợp để xóa bỏ tin sai trái, dừng các tài khoản chuyên tung tin thất thiệt, cũng như ứng dụng công nghệ để giúp người dân tăng tiếp xúc với các nguồn tin chính thống đáng tin cậy.

Bên cạnh đó, thời gian qua, tại TP Hồ Chí Minh đã xuất hiện nhiều đối tượng làm giả, nhập lậu thuốc điều trị Covid-19, các mặt hàng y tế không qua kiểm định, không bảo đảm chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Vừa qua, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an phối hợp Công an TP Hồ Chí Minh phát hiện xe tải BKS 51D-48390 do T.V.H (trú huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) điều khiển, chở 400 hộp thuốc tân dược nhãn hiệu ‘‘Liên Hoa Thanh Ôn’’. ‘‘Liên Hoa Thanh Ôn’’ được quảng cáo có tác dụng hỗ trợ điều trị Covid-19 nhưng chưa được kiểm định, cấp phép lưu hành tại Việt Nam... Ðiều tra mở rộng, phát hiện thêm 9.200 hộp thuốc tại kho hàng của Công ty TNHH Thương mại và sản xuất TOYO tại quận Bình Tân (TP Hồ Chí Minh). Trước đó, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03), Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt giam đối với Nguyễn Ðức Thuận (SN 1975, ở Bà Rịa - Vũng Tàu); Dương Quốc Chính (SN 1960, ở quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) và Nguyễn Thị Kim Tuyến (SN 1971, ở quận 11, TP Hồ Chí Minh) về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh. Lực lượng chức năng đã thu giữ 3.116 hộp thuốc phòng, chữa trị Covid-19 giả các nhãn hiệu Neo - Cordion, Augmentin và rất nhiều loại thuốc giả khác… Các đối tượng khai nhận tự mua nguyên liệu để sản xuất thuốc giả phòng, chống Covid-19 và sau đó bán ra thị trường kiếm lời. Ðó chỉ là những thí dụ trong số nhiều vụ việc được cơ quan chức năng phát hiện và kịp thời xử lý.

 Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, phát hiện, thu giữ hơn 20 nghìn khẩu trang y tế có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu 3M. Ảnh: CTV Theo Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh, thời gian qua, lợi dụng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều đối tượng đã thực hiện hành vi trục lợi thông qua việc vận chuyển, mua bán hàng hóa không rõ nguồn gốc, thuốc chữa bệnh giả. Nếu các hành vi vi phạm này được thực hiện trót lọt sẽ gây nhiều hệ lụy xấu đến sức khỏe của người dân cũng như kết quả phòng, chống dịch của thành phố... Ðể bảo đảm tình hình an ninh - trật tự, Công an thành phố tiếp tục thực hiện tốt công tác tuần tra, kiểm soát, quản lý địa bàn; vừa tuần tra kiểm soát công khai và mật phục, vừa kết hợp chặt chẽ với triển khai các hoạt động chốt chặn; kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi lợi dụng dịch bệnh để hoạt động phi pháp. Các cơ quan chức năng cũng kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp tổ chức, cá nhân lợi dụng dịch bệnh để trục lợi. Dưới góc độ pháp luật, luật sư Nguyễn Xuân Sang (Ðoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, nếu hành vi vi phạm đủ yếu tố truy cứu trách nhiệm hình sự thì căn cứ các Ðiều 188, 189,194 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để xử lý theo quy định. Cụ thể, đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh theo Ðiều 194 và thu lợi bất chính từ 2 tỷ đồng trở lên hoặc làm chết từ 2 người trở lên,... có thể bị phạt tù chung thân, tử hình. Nếu là pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Ðiều này thì có thể bị phạt đến 20 tỷ đồng và đình chỉ hoạt động đến 3 năm... Ngoài ra, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng đã ban hành Công văn số 45/TANDTC-PC gửi tòa án các cấp và các đơn vị trực thuộc hướng dẫn xử lý các tội phạm liên quan công tác phòng, chống dịch Covid-19. Qua đó, hướng dẫn cách xác định tội danh theo quy định tại Bộ luật Hình sự. Theo báo Nhân Dân

Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, phát hiện, thu giữ hơn 20 nghìn khẩu trang y tế có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu 3M. Ảnh: CTV Theo Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh, thời gian qua, lợi dụng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều đối tượng đã thực hiện hành vi trục lợi thông qua việc vận chuyển, mua bán hàng hóa không rõ nguồn gốc, thuốc chữa bệnh giả. Nếu các hành vi vi phạm này được thực hiện trót lọt sẽ gây nhiều hệ lụy xấu đến sức khỏe của người dân cũng như kết quả phòng, chống dịch của thành phố... Ðể bảo đảm tình hình an ninh - trật tự, Công an thành phố tiếp tục thực hiện tốt công tác tuần tra, kiểm soát, quản lý địa bàn; vừa tuần tra kiểm soát công khai và mật phục, vừa kết hợp chặt chẽ với triển khai các hoạt động chốt chặn; kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi lợi dụng dịch bệnh để hoạt động phi pháp. Các cơ quan chức năng cũng kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp tổ chức, cá nhân lợi dụng dịch bệnh để trục lợi. Dưới góc độ pháp luật, luật sư Nguyễn Xuân Sang (Ðoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, nếu hành vi vi phạm đủ yếu tố truy cứu trách nhiệm hình sự thì căn cứ các Ðiều 188, 189,194 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để xử lý theo quy định. Cụ thể, đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh theo Ðiều 194 và thu lợi bất chính từ 2 tỷ đồng trở lên hoặc làm chết từ 2 người trở lên,... có thể bị phạt tù chung thân, tử hình. Nếu là pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Ðiều này thì có thể bị phạt đến 20 tỷ đồng và đình chỉ hoạt động đến 3 năm... Ngoài ra, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng đã ban hành Công văn số 45/TANDTC-PC gửi tòa án các cấp và các đơn vị trực thuộc hướng dẫn xử lý các tội phạm liên quan công tác phòng, chống dịch Covid-19. Qua đó, hướng dẫn cách xác định tội danh theo quy định tại Bộ luật Hình sự. Theo báo Nhân Dân

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/217/157667/xu-ly-nghiem-hanh-vi-truc-loi-tu-dich-benh.htm