Xu thế dòng tiền: Tiền xoay vòng nhanh, hạn chế nhảy sóng T+ liên tục
Thị trường có một tuần giao dịch khá phập phù khi VN-Index chung cuộc chỉ tăng hơn 3 điểm và diễn biến tăng giảm thay đổi rất nhanh. Dù vậy phiên nào cũng 1,2 nhóm cổ phiếu nào đó tăng nổi trội, nhưng cũng không bền cho tới phiên kế tiếp. Các chuyên gia đồng thuận cho rằng việc dòng tiền dịch chuyển quá nhanh như tuần qua chính là một rủi ro khi nhà đầu tư mải mê lướt sóng T+...
VN-Index vẫn đang vận động tiến dần đến đỉnh cao lịch sử.
Thị trường có một tuần giao dịch khá phập phù khi VN-Index chung cuộc chỉ tăng hơn 3 điểm và diễn biến tăng giảm thay đổi rất nhanh. Dù vậy phiên nào cũng 1,2 nhóm cổ phiếu nào đó tăng nổi trội, nhưng cũng không bền cho tới phiên kế tiếp. Các chuyên gia đồng thuận cho rằng việc dòng tiền dịch chuyển quá nhanh như tuần qua chính là một rủi ro khi nhà đầu tư mải mê lướt sóng T+.
Từ kinh nghiệm cá nhân, các chuyên gia đánh giá thị trường hiện tại có thể gây bối rối và dễ mất phương hướng. Một nhóm cổ phiếu nào đó tăng giá tốt hôm nay được xem như thu hút chú ý của dòng tiền nhưng hôm sau có thể đã điều chỉnh. Đây cũng là tín hiệu cho thấy dòng tiền chưa thực sự mạnh và không có yếu tố dẫn dắt.
Lời khuyên là các nhà đầu tư nên hạn chế lướt sóng theo tín hiệu dòng tiền từng phiên mà tập trung vào một số cổ phiếu/nhóm ngành có câu chuyện, chịu khó nắm giữ dài hơi một chút sẽ có hiệu quả cao hơn. Khi đã chọn được cổ phiếu tốt có tiềm năng thì sớm muộn dòng tiền cũng sẽ tìm đến. Đó là cách mua trước đón đầu cơ hội.
Nhà đầu tư giai đoạn này lướt sóng ngắn hạn rất dễ gặp phải tình trạng mất phương hướng vì dòng tiền dịch chuyển khá nhanh. Tôi nghĩ điều nhà đầu tư cần làm giai đoạn hiện tại là tập trung vào cổ phiếu có câu chuyện, tiềm năng tăng trưởng tốt, có dòng tiền để tìm điểm mua và nắm giữ dài hơn một chút sẽ đem lại lợi nhuận tốt.
Ông Nguyễn Việt Quang
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
Sau liên tục các phiên có điểm rồi mất điểm Cuối cùng thì VN-Index cũng đứng “chắc chân” trên mốc 1.500 điểm. Tuần trước anh cũng kỳ vọng cao vào khả năng vượt đỉnh này dù có thể phải cần sang tận tháng 3. Tuy vậy như hồi đầu tháng 1/2022, thị trường đã không bứt phá được xa khỏi mốc 1.500 dù có đủ yếu tố thuận lợi. Liệu lần này thị trường có thực sự bước vào sóng tăng mới hay không, hay vẫn chỉ là xoay vòng các nhóm cổ phiếu và chỉ số dao động đi ngang như suốt gần 2 tháng nay?
Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS
VN-Index đang giao động trong biên độ hẹp dần và khả năng vượt qua khỏi vùng 1.500 điểm là hoàn toàn khả thi. Cho dù thanh khoản có dấu hiệu suy giảm cũng như những yếu tố biến động bất lợi trên thị trường chứng khoán thế giới, đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến xấu nhưng triển vọng tăng điểm của thị trường trong nước vẫn khá sáng tuần tới, trong bối cảnh nhóm cổ phiếu chứng khoán đã có tín hiệu quay lại tăng điểm, nhóm cổ phiếu cơ bản như nhóm thép, bất động sản khu công nghiệp, xây dựng, tiêu dùng... duy trì ở mức giá tích lũy hoặc có lực cầu mua lên tốt.
Tôi cho rằng sóng tăng đợt này sẽ không được kỳ vọng lớn về độ lan tỏa trên toàn thị trường, quá trình vượt đỉnh của chỉ số VN-Index sẽ đến và chỉ là vấn đề thời gian.
Bà Hồ Nguyễn Thủy Tiên - Giám đốc khách hàng cá nhân Chứng khoán Rồng Việt
Những phiên giao dịch từ đầu tháng 2/2022 tới hiện tại thị trường đi ngang quanh 1.500 điểm, thanh khoản dưới 30.000 tỷ. Dòng tiền đầu tư bắt đầu có sự phân hóa rõ hơn giữa các nhóm ngành. Nhóm Bất động sản, sau giai đoạn giảm mạnh, thì phiên giao dịch vào thứ 6 cuối tuần này đã có tín hiệu hồi phục và tăng mạnh, một số cổ phiếu tăng trần. Theo tôi, thị trường sắp tới sẽ tích cực, tuy nhiên, không phải tất cả cổ phiếu đều có sự tăng trưởng.
Xu thế dòng tiền: Lựa chọn cổ phiếu mang tính quyết định
Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng
Tôi thấy thị trường chưa có nhiều động lực hỗ trợ đủ mạnh để kỳ vọng một sóng tăng mới. Thay vào đó, nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục vận động theo kiểu đi ngang tích lũy quanh vùng 1.460-1.540 ở VN-Index trong vài tháng tới. Dòng tiền sẽ luân chuyển xoay vòng ở nhiều nhóm cổ phiếu nhất là midcap.
Theo kinh nghiệm của tôi, giai đoạn chỉ số đi ngang tích lũy như vậy lại là lúc tài khoản nhà đầu tư cá nhân trở nên tốt hơn vì họ thường chỉ tập trung ở midcap thay vì largcap như các nhà đầu tư tổ chức.
Ông Trần Đức Anh – Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS
Các yếu tố rủi ro ngoại biên liên quan đến chính sách của FED và xung đột Nga- Ukraine đang có nhiều tác động đến thị trường chứng khoán toàn cầu và thị trường Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng, trong khi các thông tin trong nước là tương đối trầm lắng. Trong bối cảnh đó, nếu các yếu tố ngoại biên không chuyển biến quá xấu, tôi thiên về kịch bản thị trường sẽ tiếp tục giai đoạn dao động đi ngang khó chịu như hiện tại với các nhóm cổ phiếu luân phiên giữ nhịp thị trường.
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Theo tôi thị trường giai đoạn tới bước vào giai đoạn khá trống thông tin, báo cáo kết quả kinh doanh quý 4 đã ra hết rồi; dòng tiền giai đoạn này vẫn chưa thấy tín hiệu mạnh trở lại nên việc vượt đỉnh khả năng là khá khó nếu dòng tiền không tham gia mạnh trở lại. Nhưng nếu tuần tới thị trường diễn biến tích cực điểm số duy trì xây nền chắc trên 1.500 điểm khả năng cao dòng tiền sẽ sớm quay trở lại mạnh.
Tôi cho rằng rủi ro, căng thẳng chính trị, giá dầu cũng có thể khiến thị trường lo ngại trong ngắn hạn nhưng diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang tích cực hơn là tiêu cực.
Ông Lê Đức Khánh
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
Cơ hội vượt đỉnh lịch sử cũng được anh chị đánh giá trong bối cảnh thanh khoản cần tăng thêm. Sự thật lại là thanh khoản tuần qua đã không thể tăng thêm được, một phần do các cổ phiếu ngân hàng chỉ còn giao dịch tương đương một nửa mức trung bình trước Tết. Phải chăng nhà đầu tư đang ít sử dụng margin lúc này khiến dòng tiền không mạnh?
Ông Trần Đức Anh – Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS
Giai đoạn thị trường lình xình đi ngang thường khó thu hút sự quan tâm của dòng tiền và thanh khoản suy yếu là diễn biến hợp lý, khi mà cơ hội tìm kiếm lợi nhuận chắt lọc hơn và không kích thích được sự hung phấn từ nhà đầu tư. Điều này cũng đúng với bản thân các nhóm cổ phiếu dẫn dắt như ngân hàng, chứng khoán, thép... hay nhóm cổ phiếu đầu cơ, là các nhóm thường chiếm tỷ trọng cao trong giá trị giao dịch toàn thị trường giai đoạn trước.
Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng
Đúng là nhà đầu tư đang ít sử dụng margin giai đoạn này nhưng tôi thấy lý do chính khiến thanh khoản thấp lúc này là i) Kết quả kinh doanh quý 4 của các doanh nghiệp niêm yết không tốt như kỳ vọng hồi phục mạnh sau nới lỏng giãn cách xã hội; ii) Tâm lý nhà đầu tư cá nhân trở nên thận trọng hơn sau 2 nhịp giảm mạnh từ trên vùng 1,500 điểm chỉ trong vòng 3 tháng gần đây; iii) Nhóm nhà đầu tư chuyên nghiệp đang dè chừng, chờ dợi các diễn biến mới của Fed và căng thẳng chính trị Ukraine – Nga.
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Hiện căng thẳng Nga – Ukraine là một thông tin ảnh hưởng khá lớn tới tâm lý nhà đầu tư trên thế giới và Việt Nam cũng vậy, bên cạnh tình hình lạm phát đang diễn ra ở nhiều quốc gia. Tôi nghĩ với diễn biến khá khó lường và rủi ro như hiện nay việc nhiều nhà đầu tư hạn chế dùng margin hoặc giảm tỷ lệ margin khiến dòng tiền không mạnh trên thị tường.
Bà Hồ Nguyễn Thủy Tiên - Giám đốc khách hàng cá nhân Chứng khoán Rồng Việt
Tâm lý e dè, thận trọng đang chiếm xu hướng chủ đạo trong giai đoạn này. Khi thị trường dường như không có biến động lớn, thì cả bên mua và bên bán đều trong trạng thái thăm dò.
Tôi nghĩ giai đoạn đi ngang như hiện tại, nhà đầu tư cũng không nên xài margin, và tranh thủ giảm margin về mức an toàn nhất có thể, để bảo vệ cho tài khoản luôn có 1 sức mua nhất định để khi xuất hiện cơ hội, thì ta có thể mua. Và mua, thì chọn cổ phiếu có cơ bản tốt, thanh khoản cao.
Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS
Theo tôi thị trường cũng đang phản ánh tâm trạng lo ngại, sự e dè giải ngân của các nhà đầu tư. VN-Index đang giai đoạn điều chỉnh vùng 1.480 – 1.500 nên cũng phản ánh diễn biến thanh khoản suy giảm, giao dịch thận trọng cũng là điều dễ hiểu.
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
Thị trường trong nước tuần qua – nhất là phiên đầu tuần - có phản ứng khá nhạy đối với biến động quốc tế, chẳng hạn căng thẳng Nga – Ukraine hay diễn biến trên các thị trường tài chính quốc tế. Các yếu tố ngoại biên này đã được anh chị đề cập nhiều lần và đánh giá sẽ ít ảnh hưởng tới thị trường trong nước. Tuy nhiên thị trường cũng cần phải có câu chuyện gì đó dẫn dắt kỳ vọng để bứt phá cao hơn. Anh chị có thể suy nghĩ đến điều gì lúc này để thị trường kỳ vọng tới?
Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng
Theo kinh nghiệm của tôi, giai đoạn chỉ số đi ngang tích lũy như vậy lại là lúc tài khoản nhà đầu tư cá nhân trở nên tốt hơn vì họ thường chỉ tập trung ở midcap thay vì largcap như các nhà đầu tư tổ chức.
Ông Nguyễn Văn Sơn
Tôi thấy điểm tích cực để nhà đầu tư có thể kỳ vọng sắp tới là dòng vốn ngoại nhiều khả năng sẽ trở lại mua ròng trong năm nay.
Dòng vốn toàn cầu có khuynh hướng rút ròng từ các thị trường cận biên về thị trường phát triển trong và giai đoạn đầu sau dịch do tốc độ hồi phục ở thị trường phát triển thường mạnh mẽ hơn trong khi rủi ro quốc gia (chính trị, tỷ giá, lạm phát,…) ít hơn thị trường cận biên. Tuy vậy, khi vào bối cảnh bình thường mới, các dòng vốn quốc tế sẽ dần trở lại các thị trường cận biên đủ hấp dẫn.
Theo tính toán của tôi, trong điều kiện Việt Nam kiểm soát tốt lạm phát và vĩ mô tiếp tục ổn định, nếu tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong năm 2022 đạt từ 23% trở lên sẽ là đủ hấp dẫn để thu hút dòng vốn ngoại mua ròng trở lại. Cũng cần lưu ý thêm là khẩu vị đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài cũng đã có sự thay đổi với mức quan tâm nhiều hơn tới nhóm Mid-cap thay vì chỉ tập trung vào Larg-cap như trước.
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Theo tôi câu chuyện để thị trường tăng đồng loạt các ngành hiện tại khá khó có chăng chỉ một vài ngành có câu chuyện hưởng lợi, các cổ phiếu hưởng lợi thì sẽ có đột biến và tăng trưởng lợi nhuận tốt. Tôi nghĩ sự tập trung đợt tới sẽ vào xuất khẩu, giá cả các hàng hóa.
Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS
Có lẽ 2 lý do mà thị trường có thể kỳ vọng đó là đặc điểm nền kinh tế Việt Nam giai đoạn hiện nay, quá trì hội nhập, tăng trưởng trong đại dịch cũng như khả năng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong năm 2022. Yếu tố thứ 2 mang tính xu thế, cũng như phản ánh thực trạng đó là giá trị, thanh khoản của thị trường chứng khoán khi nhà đầu tư tham gia nhiều hơn thì việc mặt bằng giá cổ phiếu, chỉ số chứng khoán sẽ còn dư địa tăng. Tôi cho rằng rủi ro, căng thẳng chính trị, giá dầu cũng có thể khiến thị trường lo ngại trong ngắn hạn nhưng diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang tích cực hơn là tiêu cực.
Ông Trần Đức Anh – Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS
Nếu các yếu tố ngoại biên không chuyển biến quá xấu, tôi thiên về kịch bản thị trường sẽ tiếp tục giai đoạn dao động đi ngang khó chịu như hiện tại với các nhóm cổ phiếu luân phiên giữ nhịp thị trường.
Ông Trần Đức Anh
Thị trường đang ở giai đoạn thiếu vắng thông tin hỗ trợ trong ngắn hạn và tôi không nghĩ có yếu tố nào khả thi sẽ giúp thị trường bứt phá mạnh mẽ trong 1- 2 tuần tới. Dù vậy, điều này không có nghĩa xu hướng thị trường là tiêu cực. Đặt trong bối cảnh vĩ mô thuận lợi, hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp được cải thiện trong điều kiện kinh tế bình thường hóa, chính sách tài khóa và tiền tệ có tính chất hỗ trợ, cơ hội tăng trưởng của thị trường chung trong dài hạn là tương đối rõ nét.
Bà Hồ Nguyễn Thủy Tiên - Giám đốc khách hàng cá nhân Chứng khoán Rồng Việt
Khi tâm lý nhà đầu tư chưa vững, thì các yếu tố ngoại lai dễ dàng tác động tới thị trường, mặc dù chỉ là trong ngắn hạn. Diễn biến phiên giao dịch cuối tuần khá rõ nét, khi thông tin về căng thẳng Nga- Ukraine xuất hiện vào chiều 17/02. Thì sáng ngày 18/02, thị trường mở cửa và chìm ngập trong sắc đỏ, nhiều cổ phiếu bị lực bán khá lớn. Nhưng một lúc sau, thì thị trường quay ngược lại tăng điểm, nhiều cổ phiếu bị bán mạnh chìm trong sắc đỏ lúc mở cửa, lại quay đầu tăng trần.
Tôi nghĩ nhà đầu tư nên thận trọng, và có sự chuẩn bị trước về tâm lý với các thông tin trên thị trường giai đoạn này, để tránh bị bán với giá thấp khi có sự hoảng loạn bất ngờ xảy ra trong ngắn hạn, sau đó lại có thể bị mua vào với giá cao hơn.
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
Câu chuyện lựa chọn danh mục tuần qua không dễ dàng trong ngắn hạn, khi dòng tiền xoay vòng rất nhanh giữa các nhóm cổ phiếu, từ dầu khí tới ngân hàng, sang bất động sản, thép, chứng khoán hay các doanh nghiệp du lịch ăn theo mở cửa... Nhà đầu tư có thể mua chưa đủ T3 đã thấy “gu” của dòng tiền lướt sóng thay đổi. Theo anh chị nhà đầu tư nên ứng xử như thế nào lúc này?
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Nhà đầu tư giai đoạn này lướt sóng ngắn hạn rất dễ gặp phải tình trạng mất phương hướng vì dòng tiền dịch chuyển khá nhanh. Tôi nghĩ điều nhà đầu tư cần làm giai đoạn hiện tại là tập trung vào cổ phiếu có câu chuyện, tiềm năng tăng trưởng tốt, có dòng tiền để tìm điểm mua và nắm giữ dài hơn một chút sẽ đem lại lợi nhuận tốt.
Tôi nghĩ nhà đầu tư nên thận trọng, và có sự chuẩn bị trước về tâm lý với các thông tin trên thị trường giai đoạn này, để tránh bị bán với giá thấp khi có sự hoảng loạn bất ngờ xảy ra trong ngắn hạn, sau đó lại có thể bị mua vào với giá cao hơn.
Bà Hồ Nguyễn Thủy Tiên
Ông Trần Đức Anh – Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS
Dòng tiền trong ngắn hạn biến động thường có tính chất ngẫu nhiên và không có nhiều cơ sở để dự báo. Bối cảnh thị trường hiện tại cho thấy khi dòng tiền tập trung nhóm cổ phiếu này trong hôm nay thì hôm sau đã chuyển sang nhóm cổ phiếu khác.
Vì vậy tôi cho rằng nhà đầu tư không nên trading bám theo thị trường mà cần tập trung tìm 1 vài mã cổ phiếu của các doanh nghiệp kỳ vọng tăng trưởng tốt, thuộc các ngành hưởng lợi từ bối cảnh vĩ mô và nắm giữ.
Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng
Theo kinh nghiệm của tôi, những lúc dòng tiền luân chuyển nhanh giữa các nhóm cổ phiếu phản ánh lực mua mới của dòng tiền ở giai đoạn này chưa đủ mạnh, ổn định, và thiếu vai trò dẫn dắt.
Thay vì mải mê nhảy sóng T+ liên tục, nhà đầu tư nên tập trung vào các cổ phiếu Mid-cap đang bị định giá thấp so với triển vọng kết quả kinh doanh hồi phục nhanh trở lại mức trước dịch thậm chí tăng trưởng cao hơn. Như vậy không những đón đầu được dòng tiền lướt sóng ngắn, dòng tiền đầu tư giá trị mà còn có thể đón đầu được cả dòng tiền khối ngoại khi họ mua ròng mạnh mẽ trở lại.
Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS
Giai đoạn này khả năng giao dịch ngắn hạn có lẽ có nhiều cơ hội hơn. Thị trường tích lũy biên độ hẹp và việc vượt qua vùng đỉnh cũ là vẫn khả khi nên việc điều chỉnh mua bán mã gì, tỷ trọng mã gì lớn cũng như giao dịch thận trọng hơn giai đoạn năm ngoái vẫn là điều tôi nghĩ đến và hành động. Có lẽ dòng tiền vẫn sẽ chạy vòng quanh các nhóm cổ phiếu để có thể đủ T3 cho một số bộ phận nhà đầu tư giao dịch ngắn hạn nhưng chiến lược hiện tại nên vẫn là linh hoạt để tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu mạnh, triển vọng và kèm theo việc giao dịch ngắn hạn 1 số mã có cơ hội sẽ là hợp lý hơn với các nhà đầu tư.
Bà Hồ Nguyễn Thủy Tiên - Giám đốc khách hàng cá nhân Chứng khoán Rồng Việt
Về cổ phiếu ngân hàng, tôi đánh giá là khá ổn về triển vọng rất tích cực của nhóm này, khi các ngân hàng đã trích lập dự phòng cho các khoản nợ cơ cấu lại năm 2021. Nền kinh tế phục hồi, các doanh nghiệp bắt đầu quay trở lại sản xuất, hoạt động kinh doanh cải thiện cùng với các gói hỗ trợ tích cực của Chính Phủ. Trong nhóm này, có ACB, TCB trích lập đầy đủ trước thời hạn quy định Thông tư 14. Điều này sẽ làm giảm áp lực lên chi phí tín dụng và là bước đệm cho tăng trưởng tích cực trong năm 2022. Hai ngân hàng này cũng dẫn đầu xu hướng tăng CASA, đặc biệt ở mảng bán lẻ.
Với nhóm bán lẻ, Kho Vận, và Xuất khẩu sẽ tiếp tục thu hút dòng tiền hỗ trợ bởi việc mở cửa trở lại của các cửa hàng, nhu cầu gia tăng của người tiêu dùng toàn cầu và việc bình thường hóa chuỗi cung ứng trong năm 2022.
Nhóm dầu khí có sự gia tăng của chi phí xăng dầu (chiếm 3.52% chi phí sản xuất) do giá dầu Brent thế giới tăng (khoảng trên 90 USD/ thùng, mức cao nhất trong 8 năm qua, +80% so với đầu năm 2021) sẽ làm tăng chi phí nguyên vật liệu đầu vào, khiến lạm phát tăng cao.
Với nhóm Thép, Giá HRC giao tháng 4-5 lên thêm 13%, từ 735 USD/tấn lên khoảng 830 USD/tấn. Trong khi đó, HSG cũng điều chỉnh tăng giá bán tôn lần thứ 3 trong tháng 2 thêm 100-200 đồng/kg, sau đợt tăng 150-300 đồng/kg vào ngày 17/2. Nhìn chung, mức tăng giá HRC của HPG là tương đối mạnh và phù hợp với xu hướng tăng gần đây của giá HRC Ấn Độ và Trung Quốc. Điều này sẽ giúp biên gộp mảng này cải thiện đáng kể trong quý 2/2022 so với quý 1. Giá của nhóm cổ phiếu này liên tục giảm trong hơn 4 tháng qua và đang có dấu hiệu dần phục hồi trở lại.