Xua tan nỗi lo ô nhiễm không khí trong nhà
Nhiều người cho rằng nhà là nơi sạch nhất bởi ô nhiễm đến từ khói bụi ngoài đường. Tuy nhiên, một số thử nghiệm cho thấy môi trường trong nhà cũng đang ở tình trạng ô nhiễm.
Trong các thử nghiệm do Panasonic thực hiện mới đây, hầu hết người tham gia đều tin rằng đóng cửa kín sẽ khiến khói bụi không thể lọt vào được, hoặc lau dọn nhà cửa thường xuyên giúp nhà cửa luôn sạch sẽ.
Không khí trong nhà cũng có thể bị ô nhiễm
Bạn Kim Uyên (người sáng tạo nội dung tại TP.HCM) cho biết: “Công việc của mình chủ yếu làm tại nhà, tự may đồ, thiết kế, làm bánh và chụp hình, thời gian rảnh thì vẽ tranh. Ở nhà thường xuyên nên mình lúc nào cũng kiểm tra kỹ chỉ số chất lượng không khí AQI (air quality index) và lau chùi sạch sẽ, chắc không có ô nhiễm đâu”.
Tuy nhiên, khi tự tay đo các chỉ số về chất lượng không khí trong nhà, Uyên mới thừa nhận đã quá chủ quan.
Thí nghiệm này cũng được thực hiện tại nhiều gia đình ở các vùng khác nhau và cho kết quả tương tự. Theo các chuyên gia, thực trạng ô nhiễm không khí trong nhà rất đáng lo ngại nhưng chưa được chú ý đúng mức. Thống kê của Cục Bảo vệ môi sinh Mỹ (EPA) cho thấy không khí trong nhà ô nhiễm gấp 2-5 lần ngoài trời.
Truy tìm “thủ phạm”
Ở các chung cư cao tầng hoặc nhà phố, việc thiếu thông khí có thể xảy ra do thiết kế quá co cụm, bịt kín, làm căn hộ thiếu gió tự nhiên, không có sự trao đổi không khí cần thiết, tạo cảm giác bí bách. Thói quen nấu nướng trong căn hộ đóng kín hoặc lúc tân trang nhà cửa cũng có thể làm giảm chất lượng không khí. Đặc biệt, khi cả nước đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, nhiệt độ tăng, độ ẩm cao khiến tình trạng bí bách, ngột ngạt càng trở nên trầm trọng.
Ở trong nhà có không khí bị ô nhiễm, bạn có thể bị khô họng, ho, hắt xì, chóng mặt, buồn nôn. Những triệu chứng này xuất hiện sau một thời gian ngắn tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong nhà (vài ngày hay tuần).
Người già, trẻ nhỏ và những người bị bệnh mạn tính có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh do ô nhiễm không khí trong nhà. Các biểu hiện này diễn biến từ từ nên ít khi được chú ý, nhưng về lâu dài có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến hệ hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim, ung thư.
Cải thiện chất lượng không khí từ bây giờ
Đầu tiên, bạn cần đảm bảo nhà được thông khí bằng cách mở cửa trong vòng 5-10 phút vài lần trong ngày, đặc biệt sau khi nấu ăn, tắm. Phòng tắm và nhà bếp là những nơi có độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật và nấm mốc phát triển. Do đó, hãy giữ các khu vực này luôn khô thoáng bằng quạt hút.
Việc mở cửa để tránh virus chưa đủ, bạn cần sử dụng quạt để không khí được luân chuyển khắp nhà, tạo nên sự thông thoáng. Những chiếc quạt trần hay quạt điện có thể phát huy tác dụng trong trường hợp này, mang đến cảm giác thoáng mát, không gây sốc nhiệt, hỗ trợ hệ hô hấp cho người già và trẻ nhỏ.
Một mẹo nhỏ trong những ngày hè oi bức là kết hợp điều hòa với quạt trần hoặc quạt điện. Luồng gió từ quạt sẽ giúp đẩy không khí mát từ điều hòa tỏa đều, giúp việc làm mát toàn bộ căn phòng diễn ra nhanh hơn, tránh việc nóng - lạnh không đều.
Nếu có điều kiện, bạn có thể trang bị kết hợp những sản phẩm cải thiện chất lượng không khí trong nhà như quạt hút, quạt điện, quạt trần và máy lọc không khí giúp lưu thông không khí thông minh, loại bỏ khí gây hại và mang đến không khí sạch cho gia đình.
Giải pháp toàn diện từ Panasonic Life Solutions mang đến sự kết hợp của bộ tứ sản phẩm sạch thoáng, đảm bảo 3 yếu tố chính là lưu thông không khí, luân chuyển không khí và lọc sạch không khí, từ đó bảo vệ sức khỏe gia đình. Theo đó, quạt hút giúp lưu thông không khí, trao đổi khí CO2 ra ngoài và cung cấp khí oxy tươi từ bên ngoài vào nhà. Quạt trần và quạt điện với công nghệ tạo gió tự nhiên 1/f Yuragi, giúp không khí trong phòng luôn thoáng mát. Máy lọc không khí với công nghệ khử mùi chủ động độc quyền của Panasonic - nanoe mang tới bầu không khí trong lành bằng việc khử mùi hiệu quả, loại bỏ vi khuẩn và làm sạch không khí. Khách hàng tìm hiểu thêm về giải pháp toàn diện từ Panasonic cùng bộ tứ giải pháp IAQ tại đây.
https://panasonic.net/ls/vn/giai-phap-thoang-khong-gian-nha-sach-khuan.html
Nguồn Znews: https://zingnews.vn/xua-tan-noi-lo-o-nhiem-khong-khi-trong-nha-post1087744.html