Xuất hiện nhiều vết nứt khổng lồ gần siêu núi lửa Yellowstone

Các vết nứt lớn xuất hiện bất thường ngày càng nhiều tại Công viên quốc gia Grand Teton (Mỹ) khiến nhà chức trách địa phương buộc phải đóng cửa các khu vực tham quan của địa điểm này do lo ngại mất an toàn cho người dân.

Trong khi đó, các nhà khoa học lại cho rằng sự việc không liên quan đến hoạt động của núi lửa Yellowstone, theo Sputnik News.

Vết nứt dài 30m gần siêu núi lửa Yellowstone. Ảnh: Sputnik News

Vết nứt dài 30m gần siêu núi lửa Yellowstone. Ảnh: Sputnik News

Công viên quốc gia Grand Teton nằm sát bên công viên quốc gia Yellowstone nơi ngọn núi lửa Yellowstone mạnh mẽ nhất thế giới vẫn đang hoạt động. Chính vì vậy, việc xuất hiện các vết nứt tại Grand Teton đã khiến các nhà chức trách không khỏi lo ngại về việc bùng nổ của siêu núi lửa.

Denise Germann, phát ngôn viên của công viên Grand Teton, cho biết cô quan sát thấy những vết nứt lớn trong khu vực Hidden Falls. "Tới khi những nhân viên kiểm lâm đi kiểm tra thì họ mới thực sự nhận ra nó đã trở nên lớn hơn rất nhiều". Các vết nứt dài khoảng 30m chạy dọc một bức tường đá cao xấp xỉ 30m tại khu vực thác Hidden Falls của Grand Teton và rất khác với các đứt gãy thông thường, Germann tiết lộ thêm.

Thác nước Hidden Falls thuộc Grand Teton Park. Ảnh: Grand Teton National Park

Thác nước Hidden Falls thuộc Grand Teton Park. Ảnh: Grand Teton National Park

Hồ Grand Prismatic tạo thành từ núi lửa Yellowstone. Ảnh: Shutter’stock. Lan V.Erickson

Hồ Grand Prismatic tạo thành từ núi lửa Yellowstone. Ảnh: Shutter’stock. Lan V.Erickson

Vụ phun trào cuối cùng ở Yellowstone diễn ra khoảng 630.000 năm trước là một trong những vụ nổ lớn nhất trên trái đất, phun tro hơn 2.000 lần tương tự như khi núi St Helens khi nó bị sụp đổ ra vào năm 1980, giết chết 57 người.

Tro từ siêu núi lửa phun trào dữ dội. Ảnh: UIG via Getty Images

Tro từ siêu núi lửa phun trào dữ dội. Ảnh: UIG via Getty Images

Yellowstone, một trong những ngọn núi lửa năng động nhất trên trái đất, với những cơn địa chấn, động đất mạnh gây biến đổi cấu trúc đất hàng năm lên tới 20 cm/năm, dòng nhiệt cao bất thường hơn 40 lần mức độ trung bình ở lục địa (có những nơi lên tới 2000 lần). Mức nhiệt này tương đương với nhiệt độ làm nhiên liệu cho hệ thống thủy nhiệt lớn nhất thế giới của các mạch nước phun, fumaroles và suối nước nóng.

Chịu ảnh hưởng của các hoạt động địa chất trong lòng núi lửa nên khi xuất hiện bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào trong lòng núi lửa cũng có thể tạo ra vết nứt tương tự. Ngoài ra, các chuyên gia cho biết, việc xuất hiện các vết nứt ở công viên quốc gia Grand Teton không quá nghiêm trọng.

Hoạt động địa chấn ở Yellowstone được cho là chịu tác động của việc nền đất khu vực này thay đổi liên tục và vô số cơn động đất mỗi ngày.

MAI TRÂM

Nguồn PLO: http://plo.vn/the-gioi/muon-mat/xuat-hien-nhieu-vet-nut-khong-lo-gan-sieu-nui-lua-yellowstone-783881.html