'Xui xẻo' bị sao băng 'ghé thăm', ngôi nhà của người đàn ông Mỹ 'gặp họa'
Sao băng rơi trúng ngôi nhà của một người đàn ông ở bang California khiến toàn bộ bị thiêu rụi chỉ trong 'nháy mắt'.
Này 7/11, chính quyền bang California cho biết đang điều tra việc một ngôi nhà ở Nevada phá hủy hoàn toàn trong vụ hỏa hoạn vào cuối tuần qua. Đáng chú ý, nguyên nhân của vụ hỏa hoạn được cho là một thứ "từ trên trời rơi xuống" - sao băng.
Được biết, chủ nhân của căn nhà là Dustin Procita. Ngôi nhà bị cháy nằm trong khu vực trang trại của gia đình ông. May mắn là không ai sống trong căn nhà này.
"Căn nhà bị phá hủy là một phần trong trang trại của tôi, cũng may mắn vì không có nhiều người sinh sống trong khu vực này. Hồi bé tôi rất thích ngắm mưa sao băng, nhưng tôi không mong đợi nó sẽ ghé thăm nhà của mình. Tôi không tận mắt chứng kiến, nhưng hàng xóm nói rằng một quả cầu sáng từ trên trời đã rơi trúng căn nhà", ông Dustin Procita, nói.
Tại hiện trường, toàn bộ ngôi nhà đã bị thiêu rụi, trơ khung. Cỏ cây xung quanh cũng bị cháy xém vì lửa bén. Cảnh tượng tan hoang khiến nhiều người sợ hãi.
Tuy nhiên vợ chồng chủ nhân của ngôi nhà không qua đau lòng vì ít nhất không có thiệt hại về người trong vụ việc. Khi cùng vợ nhặt những mảnh còn lại của ngôi nhà của mình, ông Procita còn nói đùa: "Họ nói rằng chỉ có tỉ lệ một trên 4.000 tỉ cơ hội thiên thạch rơi xuống Trái đất, mà lại trúng nhà tôi, vì vậy tôi có thể sẽ mua một tấm vé số hôm nay".
Đại úy Josh Miller, đại diện trung tâm cứu hỏa địa phương cho biết ngọn lừa sau đó đã được khống chế sau vài giờ, nguyên nhân về vụ việc vẫn đang được điều tra. Cũng theo vị Đại úy, thời điểm vụ hỏa hoạn diễn ra trùng khớp với thông báo của NASA về trận mưa sao băng Taurids.
"Thiên thạch hoặc sao băng có thể là nguyên nhân gây ra vụ cháy. Rất nhiều nhân chứng đã báo cáo với chúng tôi về điều này", Đại úy Miller nói.
Ngoài ra, truyền thông địa phương cũng thông tin về việc một quả cầu sáng rực rỡ xuất hiện trên bầu trời phía Bắc California ở khoảng thời gian này, sau đó hạ cánh ở một khu vực "hoang vắng".