Y án sơ thẩm đối với tài xế container tông xe Innova đi lùi trên cao tốc

Ngày 5/6, TAND tỉnh Thái Nguyên đã tuyên án đối với các bị cáo Lê Ngọc Hoàng và Ngô Văn Sơn về tội 'Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ' xảy ra tại thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) khiến 5 người chết và nhiều người bị thương.

Trong phần thủ tục, các gia đình bị hại đã kháng cáo xin giảm hình phạt cho Sơn, nhưng bị cáo này không kháng cáo nên tại phiên phúc thẩm các gia đình bị hại đã rút đơn, HĐXX chỉ xem xét kháng cáo kêu oan của bị cáo Hoàng. Cũng trong phần này, bị cáo Lê Ngọc Hoàng đề nghị thay đổi Kiểm sát viên Lưu Thế Hưng, vì trước đó trong phiên phúc thẩm lần một, Kiểm sát viên này đã đề nghị y án sơ thẩm đối với bị cáo.

Sau khi vụ án được điều tra lại, cáo trạng truy tố đối với Hoàng đã có nhiều thay đổi. Sau khi hội ý, HĐXX cho rằng ông Lưu Thế Hưng không thuộc trường hợp phải thay đổi kiểm sát viên, những căn cứ mà bị cáo Hoàng và các Luật sư đưa ra và cho rằng kiểm sát viên không khách quan, vô tư là không có căn cứ rõ ràng. Tại phiên phúc thẩm, khi trả lời trước HĐXX, bị cáo Hoàng phản bác mọi cáo buộc và mức án của bản án sơ thẩm tuyên phạt đối với bị cáo.

Trong phần luận tội, đại diện Viện kiểm sát xác định Hoàng không giảm tốc độ khi gặp biển báo hiệu nguy hiểm "Đi chậm", không giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối thiểu khi phát hiện xe Innova phía trước bật đèn cảnh báo nguy hiểm.

VKS đề nghị HĐXX không chấp nhận kháng cáo của Hoàng, giữ nguyên tội danh và hình phạt sơ thẩm đối với bị cáo này là 4 năm 6 tháng tù, còn bị cáo Ngô Văn Sơn 9 năm tù cùng về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.

 Bị cáo Lê Ngọc Hoàng tại phiên phúc thẩm

Bị cáo Lê Ngọc Hoàng tại phiên phúc thẩm

Tại phần tranh luận, bị cáo Lê Ngọc Hoàng và các Luật sư bào chữa cho bị cáo nêu ra nhiều vấn đề và đề nghị đại diện Viện kiểm sát làm rõ, việc quy kết bị cáo Hoàng gặp biển cảnh báo “Đi chậm” nhưng không giảm tốc độ của Viện kiểm sát là trái với quy định tại khoản 1, điều 5, Thông tư số 91; viện dẫn một số công văn trả lời của Tổng cục đường bộ Việt Nam giải thích về biển báo “Đi chậm” để chứng minh xe của bị cáo Hoàng chỉ phải giảm tốc độ khi phía trước có phương tiện khác bật đèn báo rẽ phải, giảm tốc độ. Đại diện các Luật sư bào chữa cho rằng, tình huống xảy ra tai nạn chỉ được coi là “sự kiện bất ngờ” và theo quy định của BLHS 1999 thì đây thuộc vào trường hợp “sự kiện bất ngờ” nên Lê Ngọc Hoàng không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Sau khi nghị án, mặc dù bị cáo Lê Ngọc Hoàng không thừa nhận hành vi phạm tội của mình, nhưng căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án, đặc biệt những lời khai ban đầu của chính bị cáo Hoàng (từ ngày 19/11/2016 đến ngày 27/12/2016) tại Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Phổ Yên, HĐXX phúc thẩm TAND tỉnh Thái Nguyên nhận định: Lời khai của bị cáo Hoàng phù hợp với lời khai của các nhân chứng.

Lời khai của anh Phạm Xuân Trung, sinh năm 1990 (là người đi cùng xe với Hoàng), hay lời khai của những người bị hại còn sống ngồi trên xe của bị cáo Ngô Văn Sơn họ đều xác nhận “khi Sơn lùi xe có bật đèn cảnh báo nguy hiểm, lùi từ từ vì lúc này ông Trường còn gọi điện hỏi đường và mới lùi được một đoạn ngắn thì xảy ra tai nạn”.

Lời khai của những người này phù hợp với lời khai của nhân chứng anh Nguyễn Thế Vinh nhìn thấy xe của Sơn lùi có bật đèn cảnh báo nguy hiểm; phù hợp với Kết luận giám định số 3468/C09-P6 ngày 21/6/2019 của Viện khoa học hình sự - Bộ Công an.

 Bị cáo Hoàng nói lời sau cùng

Bị cáo Hoàng nói lời sau cùng

Căn cứ vào việc tiến hành thực nghiệm điều tra để xác định tầm quan sát của lái xe đầu kéo khi xe ô tô Inova bật đèn cảnh báo nguy hiểm (Kết luận giám định số 5902/C54-P6 ngày 19/01/2017 của Viện khoa học hình sự - Bộ công an), tại Công văn số 1514/TCĐBVN-ATGT ngày 15/3/2019 Tổng cục đường bộ trả lời Cơ quan điều tra, xác định biển số W.207B cắm tại km 40+547 là biển báo nguy hiểm "Giao nhau với đường không ưu tiên" có khoảng cách đến điểm bắt đầu lối ra tại nút giao là 148m, có hiệu lực đối với tất cả các xe đi trên đường ưu tiên, nhưng xe đi thẳng được quyền ưu tiên qua nơi có lối ra, vào.

Theo đó, xe ô tô có biển số 89C079.17, kéo rơ mooc biển số 89R-004.85 đi thẳng hướng Hà Nội - Thái được quyền ưu tiên. Biển số W.245a cắm tại km 40+600 có khoảng cách đến điểm bắt đầu lối ra là 95m. Về phía trước vị trí đặt biển số W.245a đã có vạch 9.3 "Vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường", vạch mũi tên chỉ hướng xe đi thẳng và rẽ phải; biển số W.245a có hiệu lực với tất cả các xe đi thẳng và rẽ phải ra khỏi đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, trong đó có xe ô tô đầu kéo biển số 89C-079.17, kéo rơ mooc biển số 89R-004.85 đi thẳng trên Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên nhưng phải giảm tốc độ tối thiểu theo quy định của đoạn đường đó trong điều kiện giao thông bình thường.

Tại Công văn số 3336/TCĐBVN-ATGT ngày 29/5/2019 của Tổng cục đường bộ giải thích: Điều kiện giao thông bình thường không thuộc một số tình huống quy định tại Điều 5 Thông tư 91/2015TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ Giao thông Vận tải, như: Trên đường không có chướng ngại vật; không có báo hiệu nguy hiểm đột xuất; tầm nhìn không bị hạn chế; mặt đường không trơn trượt lầy lội..., mật độ giao thông không cao, không ùn tắc giao thông. Nếu gặp một trong các tình huống không bình thường nêu trên thì người điều khiển phương tiện phải khẩn trương giảm tốc độ tới mức an toàn và có thể giảm thấp hơn tốc độ tối thiểu. Theo đó, xe ô tô có biển số 89C079.17, kéo rơ mooc biển số 89R-004.85 đi thẳng hướng Hà Nội - Thái được quyền ưu tiên. Biển số W.245a cắm tại km 40+600 có khoảng cách đến điểm bắt đầu lối ra là 95m. Về phía trước vị trí đặt biển số W.245a đã có vạch 9.3 "Vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường", vạch mũi tên chỉ hướng xe đi thẳng và rẽ phải; biển số W.245a có hiệu lực với tất cả các xe đi thẳng và rẽ phải ra khỏi đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, trong đó có xe ô tô đầu kéo biển số 89C-079.17, kéo rơ mooc biển số 89R-004.85 đi thẳng trên Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên nhưng phải giảm tốc độ tối thiểu theo quy định của đoạn đường đó trong điều kiện giao thông bình thường.

Tại Công văn số 3336/TCĐBVN-ATGT ngày 29/5/2019 của Tổng cục đường bộ giải thích: Điều kiện giao thông bình thường không thuộc một số tình huống quy định tại Điều 5 Thông tư 91/2015TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ Giao thông Vận tải, như: Trên đường không có chướng ngại vật; không có báo hiệu nguy hiểm đột xuất; tầm nhìn không bị hạn chế; mặt đường không trơn trượt lầy lội..., mật độ giao thông không cao, không ùn tắc giao thông. Nếu gặp một trong các tình huống không bình thường nêu trên thì người điều khiển phương tiện phải khẩn trương giảm tốc độ tới mức an toàn và có thể giảm thấp hơn tốc độ tối thiểu, trong trường hợp nguy hiểm phải dừng lại...

 Hai bị cáo tại phiên tòa

Hai bị cáo tại phiên tòa

 Toàn cảnh phiên tòa

Toàn cảnh phiên tòa

Từ những chứng cứ nêu trên, đặc biệt là Kết luận giám định số 5902/C54-P6 ngày 19/01/2017 của Viện khoa học hình sự - Bộ công an, có đầy đủ cơ sở xác định nguyên nhân của vụ tai nạn giao thông này là do lỗi của Ngô Văn Sơn và lỗi của Lê Ngọc Hoàng. Đối với bị cáo Ngô Văn Sơn việc lùi xe ô tô trên đường cao tốc, điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn; chở hành khách quá số người quy định; vi phạm khoản 8 Điều 8, khoản 2 Điều 16 và khoản 1 Điều 68 Luật Giao thông đường bộ; Khoản 8 Điêu 8 quy định: Cấm người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; Khoản 2 Điều 16 quy định: Không được lùi xe trên đường cao tốc; Điểm d khoản 1 Điều 68 quy định: Người lái xe không được chở vượt quá số người theo quy định.

Đối với bị cáo Lê Ngọc Hoàng việc điều khiển xe ô tô đến đoạn đường có biến cảnh báo nguy hiểm (biển báo "Đi chậm" không có biển báo giới hạn tốc độ kèm theo) nhưng Hoàng không giảm tốc độ để đảm bảo an toàn và khi phát hiện xe ô tô của Sơn phía trước cách khoảng 70 mét có nháy đèn nhưng Hoàng cũng không chủ động giảm tốc độ đến một tốc độ an toàn nhất mà do quá tự tin có thể điều khiển xe chuyển sang làn đường bên trái để vượt lên nên vẫn điều khiển xe đi với tốc độ 62km/h, đến khi ở khoảng cách quá gần nên đã không kịp xử lý để xe đâm vào phía sau xe của Sơn đang lùi gây ra vụ tai nạn. Hành vi của Lê Ngọc Hoàng vi phạm khoản 1 Điều 5 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ Giao thông Vận tải Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

Căn cứ vào hồ sơ vụ án và quá trình tranh tụng công khai tại phiên tòa, HĐXX TAND tỉnh Thái Nguyên có đủ căn cứ để khẳng định bị cáo Hoàng đã "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" gây ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm 5 người bị chết và nhiều người khác bị thương. Hành vi phạm tội của hai bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự công cộng, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác. Do đó, việc xử lý nghiêm đối với hai bị cáo là cần thiết. Hai bị cáo phạm tội có khung hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Trong quá trình xét xử, khi lượng hình, Tòa án cấp sơ thẩm đã căn cứ vào mức độ lỗi của từng bị cáo gây ra, đã xét đúng, xét đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của từng bị cáo, từ đó xử phạt bị cáo Sơn 9 năm tù, bị cáo Hoàng 4 năm 6 tháng tù là đúng pháp luật và đã có phần chiếu cố, xem xét về lỗi cho bị cáo Hoàng.

Sau khi xem xét toàn diện vụ án, HĐXX phúc thẩm TAND tỉnh Thái Nguyên bác kháng cáo của bị cáo Lê Ngọc Hoàng và giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Quách Chữ

Nguồn Công Lý: http://congly.vn/phap-dinh/toa-tuyen-an/y-an-so-tham-doi-voi-tai-xe-container-tong-xe-innova-di-lui-tren-cao-toc-345980.html