Ý tưởng độc đáo tái chế nhựa thải trôi dạt trên biển thành vật dụng bất cứ gia đình nào cũng cần

Kienberger từng là một vận động viên lướt sóng và thợ lặn. Vì phần lớn thời gian của Kienberger dành hết cho biển nên khi thấy lượng rác và nhựa thải trôi dạt vào bờ ngày càng nhiều, anh suy nghĩ nên cần làm gì đó để thay đổi điều này.

 Kienberger cùng gia đình trên bãi biển Shui Hau Wan (Đảo Lantau, Hồng Kông). Ảnh: Ocean Material

Kienberger cùng gia đình trên bãi biển Shui Hau Wan (Đảo Lantau, Hồng Kông). Ảnh: Ocean Material

Nhận thấy đây là vấn đề môi trường cấp bách cần phải giải quyết ngay, năm 2021, Kienberger thành lập Ocean Material, một doanh nghiệp xã hội có trụ sở tại Hồng Kông, làm việc về các chương trình chuyên thu gom và tái chế rác nhựa thải với mục đích giảm ô nhiễm đại dương.

 Ocean Material làm việc về các chương trình thu gom và tái chế với mục đích giảm ô nhiễm đại dương. Ảnh: Ocean Material

Ocean Material làm việc về các chương trình thu gom và tái chế với mục đích giảm ô nhiễm đại dương. Ảnh: Ocean Material

Anh nhận thấy rằng môi trường sống ở biển đã bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các hoạt động của con người. Kienberger nói: “Lượng rác thải sẽ trôi dạt vào bờ biển sau khi được đổ ra ngoài khơi. Nhựa và rác thải ảnh hưởng rất nhiều không chỉ cảnh quan bờ biển mà còn gây ô nhiễm môi trường”.

Trong các chuyến công tác ở các nước châu Á của Kienberger, anh nhận thấy rằng một số quốc gia không có khả năng đối phó với vấn đề này vì thiếu cơ sở hạ tầng. Nhiều quốc gia châu Á có một mạng lưới các hòn đảo với các tuyến đường thủy thông nhau khiến việc kiểm soát chất thải là vô cùng khó khăn.

Một báo cáo năm 2022 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ước tính rằng tổng lượng chất thải nhựa toàn cầu sẽ tăng gần gấp ba lần vào năm 2060, 2/3 trong số đó được tạo thành từ các vật dụng có tuổi thọ ngắn như bao bì nhựa. Điều này làm gia tăng thêm lo ngại về ô nhiễm nhựa trong hệ sinh thái biển.

Để lan tỏa thông điệp, Ocean Material tổ chức hội thảo tại The Mills,Tsuen Wan (Hồng Kông) nhằm nâng cao nhận thức về tác động của ô nhiễm nhựa đối với môi trường và sức khỏe con người. Chương trình có sự tham gia của các học sinh, sinh viên,... Những người tham gia sẽ được hướng dẫn sử dụng máy tái chế quy mô nhỏ để biến rác thải nhựa thu gom được thành các sản phẩm như lọ hoa và đế lót ly.

 Một bạn học sinh được hướng dẫn dùng máy tái chế để biến rác thải thành các sản phẩm mới. Ảnh: Ocean Material

Một bạn học sinh được hướng dẫn dùng máy tái chế để biến rác thải thành các sản phẩm mới. Ảnh: Ocean Material

Hội thảo này là cơ hội hoàn hảo để mọi người tìm hiểu về văn hóa tiêu dùng mà chúng ta đang sống cũng như hậu quả của nó gây ra và cách tái chế nhựa thải thành những sản phẩm mới có thể sử dụng được.

 Các hội thảo tái chế của Ocean Material thúc đẩy hoạt động tái chế và giúp nâng cao nhận thức về ô nhiễm nhựa. Ảnh: Ocean Material

Các hội thảo tái chế của Ocean Material thúc đẩy hoạt động tái chế và giúp nâng cao nhận thức về ô nhiễm nhựa. Ảnh: Ocean Material

 Những người tham gia đang được hướng dẫn biến rác thải nhựa được thu gom ở đại dương thành các sản phẩm như lọ hoa và đế lót ly. Ảnh: Ocean Material

Những người tham gia đang được hướng dẫn biến rác thải nhựa được thu gom ở đại dương thành các sản phẩm như lọ hoa và đế lót ly. Ảnh: Ocean Material

Kienberger chia sẻ: “Nếu mở rộng được thị trường này hơn nữa, chúng tôi có thể thúc đẩy những tiến bộ công nghệ mới giúp châu Á trở thành ngọn hải đăng của sự phát triển bền vững, đổi mới sản phẩm và nhận thức về môi trường, cho phép các môi trường sống ở biển có cơ hội phục hồi một cách tự nhiên và đạt được trạng thái cân bằng”.

Linh Trang (SCMP)

Nguồn Tiêu Dùng: https://tieudung.giadinhonline.vn/y-tuong-doc-dao-tai-che-nhua-thai-troi-dat-tren-bien-thanh-vat-dung-bat-cu-gia-dinh-nao-cung-can-d6369.html