Bình yên vùng quê sắp chạm đích đến nông thôn mới kiểu mẫu

Không chỉ có điểm đến ẩm thực Làng Sen đang thu hút du khách, mà Hòa Đồng là xã nông thôn mới nâng cao đầu tiên ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) đang vươn đến điểm đích nông thôn mới kiểu mẫu. Trong hành trình đổi mới và phát triển diện mạo kinh tế – xã hội ở vùng đất này luôn có sự đóng góp tích cực của Công an xã Hòa Đồng giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm ổn định trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Tìm về ký ức đêm xoang

Phong tục những ngày Tết của người Kinh có bánh chưng, giò chả, đi lễ chùa, đi thăm và chúc tết họ hàng, bạn bè…

Tìm về ký ức đêm xoang

Phong tục những ngày Tết của người Kinh có bánh chưng, giò chả, đi lễ chùa, đi thăm và chúc tết họ hàng, bạn bè… Tết của người dân tộc thiểu số bản địa ở Tây Nguyên không chỉ kéo dài ba ngày, mà có thể vài tuần, vài tháng, với thịt treo trong bếp, gà nướng, cơm ống và không thể thiếu tiếng cồng chiêng rộn rã cùng vòng xoang ngây ngất.

Đào Phong Lan trở lại thi đàn sau 17 năm vắng bóng

Sau 17 năm vắng bóng trên thi đàn, nhà thơ Đào Phong Lan trở lại với tập thơ tình 'Em không thể nói lời từ biệt', do NXB Hội Nhà văn ấn hành.

Gương mặt thơ: Đào Phong Lan

Nhiều độc giả báo Gia Lai đã từng hát bài 'Đêm xoang Tây Nguyên' trong nhiều hoàn cảnh. Đây là bài hát do nhạc sĩ Văn Chừng phổ thơ Đào Phong Lan-cán bộ ngân hàng Gia Lai một thời.

Tri ân, chẳng bao giờ nói hết!

Một người lính sau chiến tranh đi từ nghĩa trang này sang nghĩa trang khác, anh cúi xuống từng bia mộ, lặng lẽ hay thầm thì với đồng đội của mình, để rồi từ đó bật lên những vần thơ tri ân buốt nhói. Nhớ lại, trong một lần gặp nhau ở Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã chỉ vào ngực tôi và nói thế. Tôi thầm nghĩ, đấy không phải là một phát ngôn xã giao nhưng chẳng nói gì chỉ im lặng nhìn anh. Nguyễn Quang Thiều nói đúng, nhờ viết văn, viết báo nên tôi từng được đến nhiều nghĩa trang linh thiêng trên đất nước ta để thắp lên những nén hương tưởng niệm các thế hệ anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc, vì hòa bình thống nhất của đất nước, vì hạnh phúc của Nhân dân. Hà Giang, Điện Biên, Hà Nội, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Cà Mau, Tây Ninh…và Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Giao lưu 'Sắc màu âm nhạc-ngày hội du lịch'

Trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch kết nối Tuy Hòa-Pleiku, tối 25-6, tại đường Anh Hùng Núp (Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã diễn ra chương trình giao lưu nghệ thuật với chủ đề 'Sắc màu âm nhạc-ngày hội du lịch'.

Những ngân rung từ một vùng đất

Là người hoạt động văn học nghệ thuật và báo chí, tôi nghĩ nhiều về những đóng góp của nó cho mảnh đất này, dù tôi không thích cái từ đóng góp như cách lâu nay chúng ta hay nghĩ. Nhưng mà quả là, văn chương nghệ thuật, ngoài các chức năng như lâu nay chúng ta biết và nghĩ, nó còn một chức năng nữa là lưu giữ. Lưu giữ ký ức, lưu giữ tâm hồn, ký ức tâm hồn của từng người và từng thế hệ, từng thời đại nữa.

Đào Phong Lan: Đắm đuối khúc ca Tây Nguyên

Mặc dù không còn sinh sống ở Pleiku nhưng tình cảm của nhà thơ Đào Phong Lan chưa bao giờ rời xa nơi này. 'Mỗi bài thơ, bài hát về Pleiku với tôi đều hết sức đặc biệt, luôn mang lại cảm xúc không có gì so sánh được. Thơ tôi hay có trăng, gió, lá, mưa, lối cỏ và hoa vàng... Tất cả những hình ảnh, cảm xúc, nhịp điệu ấy đều bắt nguồn từ Pleiku. Và chỉ có mảnh đất khoáng đạt ấy mới đem lại cho tôi cảm xúc cuồng nhiệt khi làm thơ'-tác giả lời bài hát 'Đêm xoang Tây Nguyên' bộc bạch.

Vọng lên từ lòng đất

Quảng Trị, dấu tích chiến tranh cất giữ trong lòng đất có lẽ còn nhiều hơn những gì đang lộ thiên trên vùng quê này. Chẳng hiểu vì sao tôi luôn hình dung tới một cuộc sống khác trong thế giới khác ở một nơi vô cùng khốc liệt trong cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm.

Khơi dậy niềm tự hào từ âm nhạc

'Nói đến thịnh vượng trước hết là nói đến đời sống tinh thần. Hình như trên con đường đi lên của mình, Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung có 2 tay vịn, một tay vịn vào những người đại biểu Nhân dân, còn tay kia vịn vào âm nhạc'-nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết vậy trong lời bạt của tuyển tập nhạc 'Gia Lai-Miền đất hào hùng' ấn hành năm 1998. Tìm lại những tuyển tập các ca khúc về vùng đất cao nguyên xuất bản từ sau năm 1975 đến nay mới thấy nhận định trên có điểm tựa rất vững vàng, từ đó khơi lên niềm tự hào về vùng đất nơi ta đang sinh sống.

Có một An Khê lung linh trong nhạc

Năm 2003, An Khê (tỉnh Gia Lai) tổ chức một sự kiện văn hóa khá 'đình đám' với việc mời 10 nhạc sĩ nổi tiếng trong cả nước tham gia một đợt thực tế sáng tác trước khi địa phương này lên thị xã. 18 năm sau 'đơn đặt hàng' đặc biệt này, có 2 nhạc phẩm vẫn mãi ghi dấu trong lòng người yêu văn nghệ. Đó là ca khúc 'Bên dòng sông Ba' của nhạc sĩ Ngọc Tường và 'Phố núi' của nhạc sĩ Trần Tiến.

Trường Sơn mạch nguồn cảm hứng bất tận trong văn học

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, con đường hào hùng và anh dũng không chỉ được miêu tả chân thực qua những trận đánh, qua những chiến công, qua những tấm gương quả cảm mà còn lắng đọng qua những trang văn, vần thơ. Đối với người đọc nhiều thế hệ, Trường Sơn cùng những người lính Trường Sơn năm nào mãi còn trong sử sách.

Ơi Nha Trang thu!

Xuất hiện vào đầu thập niên 1980, ca khúc 'Nha Trang thu' của nhạc sĩ Phó Đức Phương tiếp nối 'Ơi Nha Trang mùa thu lại về' của nhạc sĩ Văn Ký làm cho thành phố biển xinh đẹp đã nổi tiếng lại càng duyên dáng và đáng yêu hơn qua âm nhạc.