10 cá thể động vật ở Quảng Bình quý sao được thả về tự nhiên?

Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật (Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng) ở Quảng Bình mới phối hợp với các đơn vị liên quan thả 10 cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên. Tất cả đều là loài quý hiếm.

Sau khi hoàn thành công tác cứu hộ và kiểm dịch, Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật (Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng) ngauy 26/9 thông tin mới phối hợp với các đơn vị liên quan thả 10 cá thể động vật hoang dã thuộc diện nguy cấp về với môi trường tự nhiên.

Sau khi hoàn thành công tác cứu hộ và kiểm dịch, Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật (Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng) ngauy 26/9 thông tin mới phối hợp với các đơn vị liên quan thả 10 cá thể động vật hoang dã thuộc diện nguy cấp về với môi trường tự nhiên.

10 cá thể động vật hoang dã được thả về tự nhiên gồm: 1 tê tê Java, 1 cầy vòi hương, 1 cầy vòi mốc, 2 rùa hộp trán vàng miền Bắc, 1 rùa hộp trán vàng miền Trung, 2 rùa đất Sê-pôn, 2 cu li nhỏ. Tất cả được thả về môi trường tự nhiên tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

10 cá thể động vật hoang dã được thả về tự nhiên gồm: 1 tê tê Java, 1 cầy vòi hương, 1 cầy vòi mốc, 2 rùa hộp trán vàng miền Bắc, 1 rùa hộp trán vàng miền Trung, 2 rùa đất Sê-pôn, 2 cu li nhỏ. Tất cả được thả về môi trường tự nhiên tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Thêm nữa, 10 cá thể trên đều là loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Thêm nữa, 10 cá thể trên đều là loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Trong đó, tê tê Java có danh pháp hai phần: Manis javanica, còn gọi là trút Java (tiếng Pháp gọi là Tê tê Mã Lai, tiếng Anh là Tê tê Sunda) là loài động vật có vú thuộc Bộ Tê tê (Pholidota) với bản địa Đông Nam Á bao gồm: Thái Lan, Indonesia (các đảo Java, Sumatra, Borneo và quần đảo Sunda nhỏ), Philippines, Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaysia và Singapore. Loài này thuộc Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.

Trong đó, tê tê Java có danh pháp hai phần: Manis javanica, còn gọi là trút Java (tiếng Pháp gọi là Tê tê Mã Lai, tiếng Anh là Tê tê Sunda) là loài động vật có vú thuộc Bộ Tê tê (Pholidota) với bản địa Đông Nam Á bao gồm: Thái Lan, Indonesia (các đảo Java, Sumatra, Borneo và quần đảo Sunda nhỏ), Philippines, Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaysia và Singapore. Loài này thuộc Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.

Cầy vòi hương hay còn gọi là chồn hương (Paradoxurus hermaphroditus) là loài động vật có vú thuộc họ cầy. Loài động vật này thuộc loài nguy cấp, quý hiếm, nhóm IIB. Cầy vòi hương là loài bản địa của khu vực Nam Á, Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc. Đây cũng là loại cầy phổ biến nhất tại Việt Nam.

Cầy vòi hương hay còn gọi là chồn hương (Paradoxurus hermaphroditus) là loài động vật có vú thuộc họ cầy. Loài động vật này thuộc loài nguy cấp, quý hiếm, nhóm IIB. Cầy vòi hương là loài bản địa của khu vực Nam Á, Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc. Đây cũng là loại cầy phổ biến nhất tại Việt Nam.

Cầy vòi mốc (Paguma Larvata) thuộc bộ thú ăn thịt, nằm trong Sách đỏ thế giới (UICN) và huộc nhóm IIB - danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ.

Cầy vòi mốc (Paguma Larvata) thuộc bộ thú ăn thịt, nằm trong Sách đỏ thế giới (UICN) và huộc nhóm IIB - danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ.

Rùa hộp trán vàng miền Bắc (Cuora galbinifrons) có tên trong danh sách 50 loài nguy cấp nhất thế giới. Đây là loài động vật quý hiếm thuộc nhóm IB, nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.

Rùa hộp trán vàng miền Bắc (Cuora galbinifrons) có tên trong danh sách 50 loài nguy cấp nhất thế giới. Đây là loài động vật quý hiếm thuộc nhóm IB, nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.

Rùa hộp trán vàng miền Trung (tên khoa học là Cuora bourreti) hay còn gọi là rùa hộp Bua-rê là động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ, thuộc nhóm loài được bảo vệ ở cấp độ bảo vệ cao nhất theo quy định pháp luật Việt Nam.

Rùa hộp trán vàng miền Trung (tên khoa học là Cuora bourreti) hay còn gọi là rùa hộp Bua-rê là động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ, thuộc nhóm loài được bảo vệ ở cấp độ bảo vệ cao nhất theo quy định pháp luật Việt Nam.

Rùa đất Sê-pôn (tên khoa học Cyclemys oldhamii) là một trong những loài rùa nổi tiếng ở Việt Nam và được sách đỏ quốc tế IUCN xếp vào hàng quý hiếm.

Rùa đất Sê-pôn (tên khoa học Cyclemys oldhamii) là một trong những loài rùa nổi tiếng ở Việt Nam và được sách đỏ quốc tế IUCN xếp vào hàng quý hiếm.

Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus) là một trong 2 loài cu li ở Việt Nam (loài còn lại là cu li lớn (Nycticebus coucang)). Loài này đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm trọng nên được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và bị cấm nuôi nhốt, buôn bán.

Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus) là một trong 2 loài cu li ở Việt Nam (loài còn lại là cu li lớn (Nycticebus coucang)). Loài này đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm trọng nên được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và bị cấm nuôi nhốt, buôn bán.

Mời độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/10-ca-the-dong-vat-o-quang-binh-quy-sao-duoc-tha-ve-tu-nhien-1754970.html