1. Không phải tất cả rết đều có 100 chân. Dù tên tiếng Anh “centipede” có nghĩa gốc là "trăm chân", nhưng số chân của rết thay đổi từ 30 đến hơn 300 chân, luôn là số chẵn và không bao giờ đúng 100. Ảnh: Pinterest.
2. Rết là loài ăn thịt và săn mồi chủ động. Rết sử dụng răng nanh có độc để tiêm nọc vào con mồi, bao gồm côn trùng, giun, và thậm chí là động vật có xương sống nhỏ như chuột hoặc chim non. Ảnh: Pinterest.
3. Rết có nọc độc nhưng không phải loài nào cũng nguy hiểm. Hầu hết các loài rết đều có nọc độc để hạ gục con mồi, nhưng chỉ một số loài lớn như chi Scolopendra có thể gây đau đớn nghiêm trọng cho con người. Ảnh: Pinterest.
4. Tốc độ di chuyển đáng kinh ngạc. Rết là loài săn mồi nhanh nhẹn, một số loài có thể đạt tốc độ lên đến 0,4 mét/giây, giúp chúng bắt con mồi hiệu quả. Ảnh: Pinterest.
5. Rết có thể tái tạo chân bị mất. Nếu bị mất chân vì một lý do nào đó, rết có thể mọc lại chúng trong quá trình lột xác. Ảnh: Pinterest.
6. Có thể sống gần 10 năm. So với nhiều loài động vật chân khớp khác, rết có tuổi thọ khá dài, một số loài có thể sống từ 5 đến 10 năm. Ảnh: Pinterest.
7. Một số loài rết có thể phát sáng trong bóng tối. Một số loài rết hóa thạch và rết vùng Arizona (Hemiscolopendra marginata) có khả năng phát quang sinh học khi tiếp xúc với tia UV. Ảnh: Pinterest.
8. Rết cái chăm sóc con non. Không giống nhiều loài côn trùng khác, rết cái bảo vệ trứng và con non bằng cách cuộn mình quanh ổ trứng, giữ ẩm và bảo vệ khỏi kẻ thù. Ảnh: Pinterest.
9. Có loài sống dưới nước. Loài Scolopendra cataracta là loài rết hiếm hoi có sống dưới nước lẫn trên cạn, được phát hiện ở Đông Nam Á. Ảnh: Helios-i.mashable.com.
10. Hóa thạch rết cổ đại dài gần 3 mét. Loài rết hóa thạch Arthropleura, sống cách đây hơn 300 triệu năm, có thể dài tới 2,5 – 3 mét, là loài động vật chân đốt lớn nhất từng tồn tại. Ảnh: Pinterest.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.
T.B (tổng hợp)