Không có nước, phi hành gia xử lý quần áo bẩn thế nào?

Cuộc sống trên trạm vũ trụ quốc tế ISS luôn kèm theo những điều khác biệt. Một trong số đó, cách mà các phi hành gia xử lý quần áo bẩn cũng khiến chúng ta ngạc nhiên.

Không có gì là ngạc nhiên khi ở trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS, các phi hành gia làm việc, sinh hoạt theo những cách thức khác lạ. Do những điều kiện mang tính kỹ thuật, những vật dụng liên quan đến vệ sinh cá nhân cũng được tính toán, xử lý hết sức cân nhắc. Ảnh: NASA

Không có gì là ngạc nhiên khi ở trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS, các phi hành gia làm việc, sinh hoạt theo những cách thức khác lạ. Do những điều kiện mang tính kỹ thuật, những vật dụng liên quan đến vệ sinh cá nhân cũng được tính toán, xử lý hết sức cân nhắc. Ảnh: NASA

Một trong những thứ được mọi người quan tâm đó là cách mà các phi hành gia này xử lý với quần áo bẩn? Liệu họ sẽ giặt ở đó để mặc lại như chúng ta vẫn thường làm hay gửi về Trái đất, hay ném chúng ra ngoài?

Một trong những thứ được mọi người quan tâm đó là cách mà các phi hành gia này xử lý với quần áo bẩn? Liệu họ sẽ giặt ở đó để mặc lại như chúng ta vẫn thường làm hay gửi về Trái đất, hay ném chúng ra ngoài?

Có một điều, ai cũng biết rằng bất cứ vật dụng nào mang lên Trạm ISS hoặc từ ISS gửi về Trái đất đều hết sức đắt đỏ. Mỗi lần vận chuyển hàng, các quốc gia đều phải tiêu tốn đến hàng trăm triệu USD, tiêu tốn chủ yếu cho việc phóng tên lửa. Ảnh: NASA

Có một điều, ai cũng biết rằng bất cứ vật dụng nào mang lên Trạm ISS hoặc từ ISS gửi về Trái đất đều hết sức đắt đỏ. Mỗi lần vận chuyển hàng, các quốc gia đều phải tiêu tốn đến hàng trăm triệu USD, tiêu tốn chủ yếu cho việc phóng tên lửa. Ảnh: NASA

Nhưng nếu cần thiết, việc đưa một chiếc máy giặt lên Trạm vũ trụ cũng không phải là khó khăn. Thậm chí các quốc gia có thể thiết kế riêng một chiếc máy giặt để hoạt động trong môi trường không trọng lực. Nhưng điều trở ngại lớn nhất không phải là máy móc.

Nhưng nếu cần thiết, việc đưa một chiếc máy giặt lên Trạm vũ trụ cũng không phải là khó khăn. Thậm chí các quốc gia có thể thiết kế riêng một chiếc máy giặt để hoạt động trong môi trường không trọng lực. Nhưng điều trở ngại lớn nhất không phải là máy móc.

Thứ khó nhất và cũng là đắt đỏ nhất đó chính là nước. Theo các tính toán được công bố, 500ml nước tại ISS có giá đến hàng trăm triệu đồng. Vì lẽ đó, việc giặt quần áo với hàng chục, hàng trăm lít nước sẽ làm cho NASA hay nước Mỹ... phá sản.

Thứ khó nhất và cũng là đắt đỏ nhất đó chính là nước. Theo các tính toán được công bố, 500ml nước tại ISS có giá đến hàng trăm triệu đồng. Vì lẽ đó, việc giặt quần áo với hàng chục, hàng trăm lít nước sẽ làm cho NASA hay nước Mỹ... phá sản.

Vậy nên, một bộ quần áo thường được các phi hành gia mặc đi mặc lại nhiều lần, cho đến khi nào họ... không chịu nỗi mùi hôi, bẩn từ nó phát ra. Cứ khoảng vài tháng, họ sẽ được tiếp tế một số lượng quần áo nhất định. Ảnh: Kyodo News

Vậy nên, một bộ quần áo thường được các phi hành gia mặc đi mặc lại nhiều lần, cho đến khi nào họ... không chịu nỗi mùi hôi, bẩn từ nó phát ra. Cứ khoảng vài tháng, họ sẽ được tiếp tế một số lượng quần áo nhất định. Ảnh: Kyodo News

Những bộ quần áo đã mặc đến mức... không thể bẩn hơn sẽ được đóng gói vào các kiện vuông vức, nhồi vào một khoang không sử dụng. Đợi đến đợt tiếp tế tiếp theo, họ sẽ nhận quần áo mới và nhồi quần áo cũ qua tàu tiếp tế. Ảnh NASA

Những bộ quần áo đã mặc đến mức... không thể bẩn hơn sẽ được đóng gói vào các kiện vuông vức, nhồi vào một khoang không sử dụng. Đợi đến đợt tiếp tế tiếp theo, họ sẽ nhận quần áo mới và nhồi quần áo cũ qua tàu tiếp tế. Ảnh NASA

Nhiệm vụ tiếp tế nhiều năm nay được thực hiện bởi tàu Progress (Tiến trình) do Roscomos - Cơ quan hàng không vũ trụ Nga vận hành. Tuy nhiên, số quần áo bẩn này chưa từng được mang về Trái đất. Ảnh: Roscomos

Nhiệm vụ tiếp tế nhiều năm nay được thực hiện bởi tàu Progress (Tiến trình) do Roscomos - Cơ quan hàng không vũ trụ Nga vận hành. Tuy nhiên, số quần áo bẩn này chưa từng được mang về Trái đất. Ảnh: Roscomos

Vì sau mỗi nhiệm vụ tiếp tế, tàu Progress đều bị cho bốc cháy có kiểm soát khi tái nhập bầu khí quyển. Theo đó, toàn bộ số quần áo bẩn cùng với một số chất thải khác sẽ hóa thành tro bụi. Ảnh: CCTV

Vì sau mỗi nhiệm vụ tiếp tế, tàu Progress đều bị cho bốc cháy có kiểm soát khi tái nhập bầu khí quyển. Theo đó, toàn bộ số quần áo bẩn cùng với một số chất thải khác sẽ hóa thành tro bụi. Ảnh: CCTV

Vậy nên, đây rất có thể là hình ảnh mà chúng ta thường thấy về cách các phi hành gia xử lý đối với quần áo bẩn. Những mảnh vỡ của tàu vũ trụ bốc cháy thành những vệt sáng do ma sát khi trở lại bầu khí quyển. Gif: Sputnik

Mời độc giả xem thêm video "Tàu vũ trụ của SpaceX vỡ thành những vệt sáng lao vào khí quyển"

Tuệ Minh (T/H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/khong-co-nuoc-phi-hanh-gia-xu-ly-quan-ao-ban-the-nao-2078015.html