10 hồ thủy lợi lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện đại
Nền kinh tế của Việt Nam là nền kinh tế nông nghiệp. Vì vậy hệ thống hồ thủy lợi có vai trò quan trọng, tác động lớn tới nền kinh tế. Dưới đây là 10 công trình hồ thủy lợi lớn nhất tại nước ta tính đến hiện tại.
Hồ thủy lợi Dầu Tiếng
Hồ Dầu Tiếng là hồ thủy lợi lớn nhất Việt Nam, nằm ở địa phận 3 tỉnh là Tây Ninh, Bình Phước và Bình Dương. Hồ được hình thành do chặn dòng thượng nguồn sông Sài Gòn.
Đây là hồ thủy lợi có diện tích lớn nhất cả nước với diện tích mặt nước 270 km2, dung tích nước là 1,58 tỷ m3, tương đương mực nước trung bình 24,4 m.
Hồ thủy lợi lớn nhất Việt Nam có khả năng cung cấp nước tưới trực tiếp cho 1.170 km2 đất sản xuất nông nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước và Bình Dương. Ước tính hồ Dầu Tiếng có thể cung cấp nước cho toàn bộ thế giới trong vòng 2 ngày.
Đây cũng là hồ thủy lợi lập được nhiều kỷ lục như hồ nhân tạo thủy nông lớn nhất, diện tích rộng nhất, thiết bị hiện đại nhất, thời gian thi công dài nhất…
Hồ thủy lợi Cửa Đạt
Hồ Cửa Đạt là hồ thủy lợi lớn thứ hai cả nước, nằm tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Hồ được hình thành do chặn dòng thượng nguồn sông Chu. Diện tích trữ toàn bộ nước là 1,45 tỷ m3, diện tích mặt nước tại mực nước dâng bình thường khoảng 31 km2.
Hồ có vai trò ổn định nước tưới cho 86.862ha đất canh tác vùng Bắc sông Chu và Nam sông Mã, đồng thời cung cấp điện với công suất 97 MW. Hồ thủy lợi Cửa Đạt là công trình đầu tiên áp dụng phương thức đập đá đổ đầm nén bản mặt bê tông tại Việt Nam và Đông Nam Á với chiều cao đỉnh đập 118,5m
Hồ thủy lợi Ngàn Trươi
Xếp vị trí thứ 3 là hồ thủy lợi Ngàn Trươi tại tỉnh Hà Tĩnh với vùng lõi nằm trọn trong Vườn Quốc gia Vũ Quang. Dung tích chứa nước là 77mm3 với đập chính dài 370m, cao 61,8m.
Nhiệm vụ của hồ thủy lợi là cung cấp nước tưới cho 8 huyện, thị xã phía Bắc Hà Tĩnh gồm 32.585 ha tại 8 huyện, thị xã phía Bắc Hà Tĩnh. Ngoài ra, hồ cò có vai trò cắt giảm lũ cho hạ du, đặc biệt là vùng Hương Khê, Vũ Quang, cải thiện hệ sinh thái và kết hợp phát điện khoảng 15MW.
Năm 2019, Thủ tướng Chính Phủ xếp công trình thủy lợi Ngàn Trươi vào danh sách hồ thủy lợi đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ hồ có ý nghĩa quan trọng với an ninh quốc gia như liên quan tới đường dây tải điện 500kV Bắc Nam, tuyến đường sắt Bắc Nam và đường Hồ Chí Minh.
Hồ thủy lợi Hồ Kẻ Gỗ
Hồ Kẻ Gỗ có điện tích dung tích trữ 345 triệu m3, lòng hồ hơn 30km2, diện tích lưu vực 223km2 và chiều dài 29km. Hồ được khởi công năm 1976 và hoàn thành vào năm 1980 tại xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Hồ hình thành từ việc ngăn chặn dòng thượng nguồn sông Rào Cải.
Nhiệm vụ của hồ là cấp nước canh tác cho 2 huyện Cẩm Xuyên và Thạch Xã, thị xã Hà Tĩnh. Chống xói mòn cho vùng hạ du, chống lũ quét và cấp nước sinh hoạt cho vùng lưu lượng với 1,6m3/s, phát điện 2,3 MW.
Điều đặc biệt là bao quanh hồ là rừng núi và động vật quý hiếm đặc biệt là gà lôi lam mào đen. Từ đó hồ Kẻ Gỗ là điểm phát triển du lịch trải nghiệm, du lịch hệ sinh thái.
Hồ thủy lợi Phú Minh
Hồ Phú Ninh là hồ thủy lợi lớn nhất miền Trung, nằm tại 2 huyện Núi Thành và Phú Ninh. Thời điểm khánh thành, Phú Ninh là hồ thủy lợi lớn thứ hai cả nước tuy nhiên hiện nay chỉ xếp vị trí thứ 6. Diện tích trữ nước của hồ là 344 triệu m3, diện tích lưu vực là 235km2, chiều cao lớn nhất 40m và dài 620m cùng 1 đập phụ. Hồ phục vụ nước tưới tiêu cho 23.000 ha lúa và hoa màu 4 huyện Núi Thành, Phú Ninh, Quế Sơn, Thăng Bình và thành phố Tam Kỳ cũng như một phần diện tích huyện Duyên Xuyên.
Để tận dụng tối đa hiệu quả của hồ thủy lợi, nhà máy thủy điện Phú Ninh đã được xây dựng với lượng điện hàng nằm khoảng 1,5-3 triệu kWh. Nhờ khung cảnh hữu tình, Hồ Phú Ninh từ năm 2000 đã được đưa vào khai thác du lịch, được xếp hạng Di tích danh thắng cấp Quốc gia.
Hồ thủy lợi Nước Trong
Hồ Nước Trong là dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính Phủ, được Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT) phê duyệt. Tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, dung tích trữ nước 289 triệu m3 và xây dựng trên địa bàn xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.
Công trình giúp ổn định nước cho 52.600 ha đất nông nghiệp, nước sinh hoạt và công nghiệp cho khu kinh tế Dung Quất và 7 huyện đồng bằng tỉnh Quảng Ngãi cũng như giảm lũ, phát điển 16,5 MW. Đồng thời hồ thủy lợi Nước Trong còn có tiềm năng về sinh học, tích trữ tài nguyên quý.
Hồ thủy lợi Cấm Sơn
Hồ Cấm Sơn nằm tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang và được khởi công từ tháng 2/1966, đưa vào sử dụng năm 1974. Diện tích lưu vực của hồ là 378,4km2, đập chính hồ cao 41,5m, dài 230m và rộng 2.600ha. Dung tích chứa nước gần 250 triệu m3.
Là công tình hồ thủy lợi được xây dựng từ những năm 90, cùng lợi thế vì vị trí được các đảo và ngọn núi bao quanh, Cấm Sơn trở thành nơi phát triển du lịch và nghỉ mát.
Hồ thủy lợi Định Bình
Định Bình là một trong những công trình thủy lợi đầu tiên tại Việt Nam được thi công bằng công nghệ bê tông đầm lăn. Hồ có tầm nhìn trở thành công trình thủy lợi - thủy điện đa mục tiêu, với tổng dung tích trữ là 226 triệu m3, diện tích lưu vực hồ khoảng 826km2.
Hồ Định Bình được xây dựng trên sông Kôn tại xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho 27.660 ha đất nông nghiệp, phục vụ nuôi trồng hải sản và sản xuất công nghiệp của tỉnh Bình Định.
Trong Quy hoạch phát triển thủy lợi, phát triển kinh tế - xã hội lưu vực sông Kôn - sông Hà Thanh và khu vực Nam Trung bộ do Bộ NN-PTNT lập và phê duyệt, Định Bình là một trong số những công trình thủy lợi nằm trong số đó.
Hồ thủy lợi Bản Mồng
Hồ chứa nước Bản Mồng là công trình thủy lợi lớn nhất Nghệ An với tổng mức đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng, diện tích lưu vực 2.800km2, dung tích 224,78 triệu m3. Hồ được hình thành do ngăn thượng nguồn song Hiếu thuộc xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp. Nhiệm vụ chính cấp nước cho 18.871 ha đất canh tác ven sông, phát điện với công suất lắp máy 42,0 MW.
Từ ngày 05/01/2020 hồ Bản Mồng bắt đầu tích nước theo tiến độ giải phóng lòng hồ. Dự kiến trong năm 2023 cụm công trình đầu mối Hồ chứa nước Bản Mồng và các hạng mục công trình thuộc giai đoạn 1 của Dự án sẽ hoàn thành, bàn giao đưa vào khai thác.
Theo thống kê của Tổng cục thủy lợi, nước ta hiện có 7.342 đập, hồ thủy lợi với dung tích trữ từ 50.000m3 hoặc chiều cao đập từ 5m trở lên. Xây dựng được trên 900 hệ thống thủy lợi có quy mô diện tích phục vụ từ 200ha trở lên, trong đó 122 hệ thống thủy lợi vừa và lớn với diện tích phục vụ trên 2.000ha.
Tháng 1/2019, Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt Quyết định số 124 ban hành danh mục đập, hồ chứa thủy lợi thuộc loại đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, gồm 4 công trình: hồ Dầu Tiếng (tỉnh Tây Ninh), hồ Cửa Đạt (tỉnh Thanh Hóa), hồ Ngàn Trươi (tỉnh Hà Tĩnh), hồ Tả Trạch (tỉnh Thừa Thiên Huế).