10 loại thực phẩm không nên ăn khi chưa được nấu chín kỹ

Ăn sống hoặc tái một số loại thực phẩm giúp giữ lại được hương vị tươi ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có những loại thực phẩm bạn tuyệt đối đừng nên ăn khi chúng chưa được nấu chín nếu không muốn gây tổn hại cho cơ thể.

Giá đỗ

Giá phải được rửa sạch trước khi ăn, giống như tất cả các loại trái cây và rau quả khác. Tuy nhiên, rửa không loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn từ mầm. Giá sống và nấu gần chín gây ra nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm do các vi khuẩn như E. coli, Salmonella, tụ cầu khuẩn và Listeria gây ra.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nguy cơ nhiễm khuẩn cao khiến việc ăn giá đỗ sống không phù hợp với trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch không tốt.

Trứng

Ngày nay, việc ăn trứng được chế biến chưa chín hoàn toàn như trứng ốp-la, trứng lòng đào, trứng chần,… đã không còn gì xa lạ. Tuy vậy, cách ăn uống này không được khoa học ủng hộ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhiều nhà khoa học chứng minh, trong quá trình tạo ra protein, trứng sống cũng có khả năng bị nhiễm Salmonella – một loại vi khuẩn gây ra các bệnh về tiêu chảy và đường ruột. Mặc dù tỉ lệ trứng nhiễm Salmonell khá ít (tỉ lệ 1/20.000) và khả năng gây ngộ độc của Salmonella yếu nhưng cũng có thể gây các biểu hiện nhiễm độc, chủ yếu là rối loạn tiêu hóa.

Khoai tây

Khoai tây sống - có thể có nồng độ solanine cao (một chất độc nguy hiểm). Khoai tây sống cũng chứa chất kháng dinh dưỡng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mặc dù ta có thể loại bỏ hầu hết các chất này bằng cách gọt vỏ khoai tây, nhưng một phần nhỏ vẫn còn lại trong thịt. Ngoài ra, tinh bột chưa nấu chín trong khoai tây có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa và bị đầy hơi. Để tránh mọi nguy hiểm mà khoai tây sống mang lại cho cơ thể, hãy chế biến kĩ bằng cách nướng, hấp, xào hoặc nấu.

Xúc xích

Xúc xích không phải là thực phẩm bổ dưỡng và cũng hết sức nguy hiểm khi ăn sống.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Có quan niệm phổ biến rằng do xúc xích đã được nấu sẵn nên có thể ăn ngay được, nhưng thực tế trong chúng có vi khuẩn Listeria chỉ có thể bị giết bằng cách hâm nóng lại.

Sữa

Do độ pH trung tính và hàm lượng dinh dưỡng và nước cao, sữa là môi trường sống lí tưởng của vi khuẩn. Sữa được vắt trực tiếp từ con bò và không được tiệt trùng chứa những vi khuẩn gây hại như E. coli và Salmonella.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ) sữa chưa tiệt trùng có khả năng làm ngộ độc thực phẩm gấp 150 lần các thực phẩm làm từ sữa khác.

Đậu thận (đậu tây)

Đậu thận đỏ chứa đầy protein, chất xơ và chất chống oxy hóa, nhưng ăn chúng sống có thể làm tàn phá dạ dày. Đậu thận chưa nấu chín có chứa độc tố phytohemagglutinin, gây khó chịu đường tiêu hóa và gây ra các triệu chứng tương tự như ngộ độc thực phẩm.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngộ độc đậu thận bắt đầu từ một đến 3 giờ sau khi ăn đậu sống, bao gồm cảm thấy buồn nôn và nôn mửa nghiêm trọng. Sau đó vài giờ là bệnh tiêu chảy, một số người còn bị đau bụng. Hầu hết mọi người đều phục hồi nhanh chóng, mặc dù một số người cần nhập viện và truyền dịch. Vì vậy hãy chắc chắn đậu thận được ngâm 5 tiếng (để đậu thải ra chất độc) và sau đó đun sôi trong ít nhất 10 phút.

Cà tím

Cũng như khoai tây, cà tím chứa một loại glycoalkaloid gọi là solanine xuất hiện trong lá, thân và quả. Solanine có thể gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh nếu tiêu thụ với số lượng lớn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Các triệu chứng rất đa dạng và từ buồn nôn và nôn đến đau đầu, chóng mặt, tê liệt, các vấn đề về tuyến giáp và thậm chí tử vong trong những trường hợp nặng. Rất may là để những triệu chứng này xảy ra thì cần ăn một lượng rất lớn cà tím sống. Nhưng cũng không nên ăn dù chỉ một lượng nhỏ.

Nấm

Nấm có chứa một loạt các đặc tính có lợi bao gồm chất chống oxy hóa, vitamin B và kali. Tuy nhiên, cần tiếp xúc với nhiệt, nấm mới giải phóng các chất dinh dưỡng này. Thêm nữa nấm sống rất khó tiêu hóa và chúng là một trong những nguồn tập trung nhiều độc tố tự nhiên agaritine nhất.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Một số nghiên cứu trên chuột cho thấy agaritine có khả năng gây ung thư. May thay khi nấu chín nấm các hợp chất độc này bị phá hủy.

Mật ong

Một số sản phẩm mật ong chưa qua chế biến đang trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Một số người tiêu dùng nghĩ rằng mật ong thô (nghĩa là mật ong chưa được lọc, không được làm sạch/ không được tiệt trùng) hoặc mật ong hoang dã (tức là từ những con ong sống trong tự nhiên) rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là những sản phẩm này có thể mang lại một số rủi ro cho sức khỏe người tiêu dùng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vì ong mật có thể kiếm thức ăn cách tổ đến vài km, mật ong chúng sản xuất có nguồn gốc từ nhiều loại thực vật, đôi khi bao gồm cả cây độc. Mật có thể tích lũy một lượng độc tố tự nhiên đáng kể như Grayanotoxin gây ra “ngộ độc mật ong”.

Các triệu chứng ngộ độc do tiêu thụ mật ong phụ thuộc vào loại và mức độ của chất độc. Các triệu chứng thường gặp bao gồm buồn nôn và nôn. Trong trường hợp nghiêm trọng, huyết áp thấp, sốc hoặc thậm chí tử vong có thể xảy ra. Đối với mật ong từ những công ty bán rộng rãi, việc tập hợp một lượng lớn mật từ những nơi khác nhau giúp chất độc được pha loãng ra và không gây nguy hiểm. Ngược lại, mật từ những người nuôi ong quy mô nhỏ hoặc thợ săn mật ong không được trải qua bất kỳ quy trình nào để làm loãng độc tố.

Sắn (khoai mì)

Không nên ăn sắn sống vì nó có chứa cyanide độc hại. Ngâm và nấu sắn kĩ làm cho các hợp chất này vô hại. Ăn sắn sống hoặc chế biến không đúng cách có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Quá liều cyanide gây ra những mối nguy hiểm: tê liệt chân ở trẻ em; nồng độ iốt thấp dẫn đến tăng nguy cơ bướu cổ; Bệnh thần kinh mất điều hòa nhiệt đới (TAN) (một tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi, gây mất cảm giác ở tay, thị lực kém, yếu, đi lại và cảm giác có gì đó ở bàn chân); nhiễm độc gây tử vong.

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/10-loai-thuc-pham-khong-nen-an-khi-chua-duoc-nau-chin-ky/20230402095939961