10 năm liên tiếp Bộ Tài chính nằm trong Top đầu về Chỉ số cải cách hành chính
Bộ Nội vụ vừa công bố về Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (PAR Index 2023). Bộ Tài chính xếp vị trí thứ 3 về chỉ số PAR Index với kết quả đạt 89,18%, là năm thứ 10 liên tiếp (2014-2023), nằm trong top 3 bộ, cơ quan ngang bộ dẫn đầu PAR Index.
Bộ Tài chính cải cách hành chính hiệu quả, thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp Bộ Tài chính cải cách, số hóa toàn diện hỗ trợ doanh nghiệp Ngành Hải quan đột phá cải cách hành chính, tạo thuận lợi thương mại
Cải cách tài chính công đạt trên 95,20% trong các Bộ dẫn đầu
Bộ Nội vụ đã tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS 2023) và Chỉ số CCHC năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (PAR Index 2023). Kết quả Chỉ số CCHC của Bộ Tài chính đạt 89,18%.
Theo kết quả được công bố, các chỉ số cụ thể lần lượt là: Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC đạt 93,73%; cải cách thể chế đạt 76,58%; cải cách thủ tục hành chính đạt 84,08%; cải cách tổ chức bộ máy đạt 95,15%; cải cách chế độ công vụ đạt 93,01%; cải cách tài chính công đạt 95,20% và xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số đạt 88,62%.
Như vậy, công tác chỉ đạo, điều hành CCHC tại Bộ Tài chính tiếp tục được quan tâm thực hiện nhằm đẩy mạnh triển khai các nội dung, nhiệm vụ theo Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030.
Về chỉ số cải cách tài chính công, Bộ Tài chính tiếp tục là một trong số các bộ dẫn đầu, đạt tỷ lệ trên 95,20%.
Cải cách tổ chức bộ máy đạt 95,15%
Kết quả của Bộ Tài chính được ghi nhận trong năm 2023 như sau: Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC đạt 93,73%; cải cách thể chế đạt 76,58%; cải cách thủ tục hành chính đạt 84,08%; cải cách tổ chức bộ máy đạt 95,15%; cải cách chế độ công vụ đạt 93,01%; cải cách tài chính công đạt 95,20% và xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số đạt 88,62%.
Kết quả trên cho thấy vai trò tiên phong của Bộ Tài chính trong quản lý và thực hiện các quy định pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước. Đáng chú ý, trong năm 2023, Bộ Tài chính đã chủ động điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, ứng phó hiệu quả, kịp thời với biến động phức tạp của tình hình trong nước và ngoài nước; cân đối đảm bảo nguồn lực hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế, góp phần ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội.
Năm 2023, chỉ số xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số của Bộ Tài chính tiếp tục đạt cao trên 88,62%.
Chuyển đổi số mạnh mẽ trong ngành Tài chính
Kết quả đánh giá PAR Index năm 2023 tiếp tục khẳng định đây là công cụ quản lý quan trọng, thước đo giúp xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu trong thực hiện nhiệm vụ CCHC của Bộ Tài chính nói riêng và các bộ, ngành, địa phương nói chung.
Chỉ số PAR Index năm 2023 đã nâng cao mức độ cá thể hóa trách nhiệm tới từng cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ CCHC, góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị.
Với việc xác định “đẩy mạnh hiện đại hóa, phát triển nền tảng tài chính số trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin gắn với chuyển đổi số” là một trong các đột phá trong Chiến lược Tài chính đến năm 2030.
Bộ Tài chính đã tập trung triển khai có hiệu quả các hệ thống thông tin lớn, cốt lõi bám sát chương trình chuyển đổi số, trong đó đặc biệt chú trọng hỗ trợ trong giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp như lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc.
Bộ Tài chính đã đang và sẽ luôn tiên phong, chủ động triển khai lộ trình chuyển đổi số. Để duy trì các thành tích đạt được và thực hiện các mục tiêu về chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi số trong tổ chức, vận hành, quản lý và thực hiện các nhiệm vụ trên môi trường số.
Việc thực hiện trên môi trường số tạo thuận lợi cho cả cơ quan quản lý và người dân, doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình nhằm phục vụ người dân, doanh nghiệp phù hợp với lộ trình chuyển đổi số của Chính phủ, góp phần giảm chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp sẽ giúp họ tham gia nhiều hơn vào hoạt động của Bộ Tài chính để cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã hội.
Để thực hiện các mục tiêu đặt ra, Chiến lược Tài chính đến năm 2030 đã đưa ra 3 đột phá về nâng cao chất lượng thể chế; phát triển nguồn nhân lực, nền tảng tài chính số; khơi thông và phát huy tiềm lực tài chính. Trong đó, đột phá chuyển đổi số đặc biệt quan trọng trong bối cảnh công nghệ số có tác động ngày càng lớn hơn vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, triển khai tài chính số và hướng tới tài chính số có vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu Chiến lược là xây dựng nền tài chính hiện đại, hiệu quả.
Chuyển đổi số cũng cụ thể hóa các chủ trương, mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội trong lĩnh vực Tài chính. Đối với mục tiêu đột phá chuyển đổi số, Chiến lược Tài chính đến năm 2030 đồng thời cũng đưa ra nhóm giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thiết lập nền tảng tài chính số; cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước...
Cơ quan thuế, hải quan, kho bạc cải cách mạnh mẽ vì cộng đồng
Trong lĩnh vực thuế, về khai thuế điện tử, hệ thống khai thuế điện tử đã được triển khai tại 100% Cục Thuế và Chi cục Thuế. Tính đến ngày 14/3/2024, có 919.904 doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, đạt 99,94%; số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận là hơn 3,6 triệu hồ sơ.
Hiện nay, ngành Thuế đã triển khai thống hóa đơn điện tử tại 63 tỉnh, thành phố. Kết quả từ khi triển khai đến ngày 14/3/2024, tổng số hóa đơn đã tiếp nhận và xử lý là khoảng 7,11 tỷ hóa đơn.
Về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để triển khai các thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia. Đến nay, có 250 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành kết nối với hơn 69,5 nghìn doanh nghiệp đã được xử lý thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.
Trong lĩnh vực kho bạc, 100% TTHC lĩnh vực kho bạc đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia.