16 câu hỏi thường gặp về bệnh hạ canxi máu

Hạ canxi máu xảy ra khi mức canxi trong máu quá thấp. Một số tình trạng sức khỏe khác nhau có thể gây hạ canxi máu. Hạ canxi máu có thể điều trị được và có thể kéo dài trong một thời gian ngắn hoặc mạn tính tùy thuộc vào nguyên nhân.

1. Hạ canxi máu là gì?

Nội dung

1. Hạ canxi máu là gì?

2. Hạ canxi máu có nguy hiểm không?

3. Triệu chứng thường gặp ở người bệnh hạ canxi máu

4. Nguyên nhân gây ra hạ canxi máu

5. Làm thế nào để phòng tránh hạ canxi máu?

6. Khi nào nên lo lắng về tình trạng hạ canxi máu?

7. Những ảnh hưởng lâu dài của hạ canxi máu là gì?

8. Mức canxi đáng báo động là gì?

9. Bệnh nhân hạ canxi máu nên tránh những gì?

10. Làm thế nào để kiểm soát tình trạng hạ canxi máu nghiêm trọng?

11. Làm thế nào để điều trị hạ canxi máu ngay lập tức?

12. Làm thế nào để chẩn đoán hạ canxi máu?

13. Hormone nào ngăn ngừa hạ canxi máu?

14. Bao lâu người bệnh hạ canxi máu cần phải thực hiện các xét nghiệm?

15. Tại sao vẫn có triệu chứng hạ canxi máu khi xét nghiệm máu bình thường?

16. Tại sao người bệnh hạ canxi máu do suy tuyến giáp cần khám thường xuyên?

Hạ canxi máu là một tình trạng có thể điều trị được, xảy ra khi lượng canxi trong máu quá thấp. Nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau có thể gây ra tình trạng hạ canxi máu và nguyên nhân thường là do nồng độ hormone tuyến cận giáp (PTH) hoặc vitamin D trong cơ thể bất thường. Các tinh trạng hạ canxi máu bao gồm: nhẹ hoặc nặng; tạm thời hoặc suốt đời.

Nồng độ canxi trong cơ thể trung bình từ 2,2- 2,6 mmol/l, nếu như nồng độ này giảm xuống dưới mức trung bình, thường là dưới 2,1 mmol/l thì được gọi là hạ canxi máu.

2. Hạ canxi máu có nguy hiểm không?

Hạ canxi máu có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là trẻ em. Hạ canxi máu có thể dẫn đến tình trạng loãng xương, kém phát triển, các cơn tetani do hoạt động thần kinh quá mức, các chức năng vận động và thần kinh bị ảnh hưởng nhất định.

Đặc biệt đối với trẻ em đang trong độ tuổi phát triển, hạ canxi máu có thể dẫn đến tình trạng cơ thể kém phát triển về chiều cao, suy dinh dưỡng, nhuyễn xương...

Hạ canxi máu sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về xương cũng như thần kinh của cả người lớn và trẻ nhỏ, vì vậy mọi người nên tìm hiểu về tình trạng này để biết và phòng tránh được, tránh để bệnh tiến triển nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình và người thân trong gia đình.

3. Triệu chứng thường gặp ở người bệnh hạ canxi máu

Khó thở, nhịp tim bất thường là trong những triệu chứng của người bị hạ canxi ở mức mặng. Ảnh minh họa.

Khó thở, nhịp tim bất thường là trong những triệu chứng của người bị hạ canxi ở mức mặng. Ảnh minh họa.

Những người bị hạ canxi máu nhẹ thường không có triệu chứng. Các triệu chứng của hạ canxi máu phụ thuộc vào việc nó nhẹ hay nặng.

Các triệu chứng của hạ canxi máu nhẹ có thể bao gồm:

Chuột rút cơ bắp, đặc biệt là ở lưng và chân.
Da khô, bong vảy.
Móng tay dễ gãy.
Tóc thô hơn mức bình thường.

Nếu không được điều trị, tình trạng hạ canxi máu theo thời gian có thể gây ra các triệu chứng thần kinh (ảnh hưởng đến hệ thần kinh) hoặc tâm lý (ảnh hưởng đến tâm trí), bao gồm:

Lú lẫn.
Vấn đề về trí nhớ.
Khó chịu hoặc bồn chồn.
Trầm cảm.
Ảo giác.

Hạ canxi máu nặng (lượng canxi trong máu rất thấp) có thể gây ra các triệu chứng sau:

Ngứa ran ở môi, lưỡi, ngón tay và/hoặc bàn chân.
Đau cơ.
Co thắt cơ ở cổ họng gây khó thở (co thắt thanh quản).
Cứng và co thắt cơ bắp (tetany).
Co giật.
Nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim).
Suy tim sung huyết.

Hạ canxi máu ở trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh có các dấu hiệu không chịu bú, quấy khóc, khó chịu, hay ngủ gà gật, biếng ăn hơn. Giống với người lớn, trẻ em cũng có những phản xạ gân xương và co rút cơ.

4. Nguyên nhân gây ra hạ canxi máu

Tuyến cận giáp có vai trò điều hòa lượng canxi trong cơ thể người, suy tuyến cận giáp hoặc những bệnh lý liên quan đến tuyến này đều gây ảnh hưởng đến nồng độ canxi trong máu. Ngoài ra những nguyên nhân sau cũng có thể gây ra tình trạng hạ canxi trong máu:

Nồng độ phốt pho trong máu tăng cao dẫn đến tình trạng hạ canxi máu.
Bệnh nhân mắc bệnh thận.
Người nghiện rượu, thuốc lá nặng.
Chế độ dinh dưỡng không cân bằng, ăn thiếu nhóm thực phẩm chứa canxi và vitamin D.
Nồng độ albumin máu, magie máu thấp.
Nồng độ vitamin D thấp.
Viêm tụy.
Cơ thể kém hấp thu chất dinh dưỡng.
Người sau phẫu thuật cũng có nguy cơ hạ canxi máu.

5. Làm thế nào để phòng tránh hạ canxi máu?

Người bệnh hạ canxi máu nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D vào trong chế độ ăn uống.

Người bệnh hạ canxi máu nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D vào trong chế độ ăn uống.

Hạ canxi máu có thể phòng tránh được nếu bạn thực hiện đủ những biện pháp như sau:

Bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D vào trong chế độ ăn uống, có thể sử dụng thực phẩm chức năng hoặc viên uống bổ sung canxi, vitamin D. Tuy nhiên trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Một số thực phẩm giàu canxi và vitamin D như phô mai, hạnh nhân, các loại hạt, đậu, sữa chua, tôm, cá hồi, hàu, cá ngừ đóng hộp...

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe, chơi một số môn thể thao tốt cho xương như đi bộ, bơi lội, bóng rổ.

Bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng, tuy nhiên bạn nên lưu ý phơi nắng trước 9 giờ sáng và sau 15 giờ chiều, tránh phơi hai khung giờ này vì tia cực tím sẽ ảnh hưởng không tốt đến da. Ngoài ra nếu đang bị ung thư hoặc có nguy cơ ung thư da thì nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.

Nên bỏ hút thuốc vì hút thuốc là nguyên nhân gây mất canxi, người nghiện thuốc thường đào thải nhiều canxi ra ngoài bằng đường nước tiểu hơn so với người bình thường.

6. Khi nào nên lo lắng về tình trạng hạ canxi máu?

Hạ canxi máu nặng được xác định bằng nồng độ canxi huyết thanh 7. Những ảnh hưởng lâu dài của hạ canxi máu là gì?

Theo thời gian, việc bổ sung quá ít canxi có thể gây ra chứng loãng xương, giảm mật độ khoáng chất trong xương. Điều này có thể dẫn đến chứng loãng xương, khiến xương mỏng đi và dễ bị gãy xương, cũng như gây đau đớn và các vấn đề về tư thế.

8. Mức canxi đáng báo động là gì?

Những xét nghiệm này cho phép các bác sĩ phát hiện sớm mức canxi cao bất thường. Mức canxi trong máu sau đây cho thấy các mức độ chẩn đoán và mức độ nghiêm trọng khác nhau của chứng tăng canxi máu: Tăng canxi máu nhẹ: 10,5 đến 11,9 miligam mỗi deciliter (mg/dL). Tăng canxi máu vừa phải: 12,0 đến 13,9 mg/dL.

9. Bệnh nhân hạ canxi máu nên tránh những gì?

Bệnh nhân hạ canxi máu không ăn mặn. Muối làm cơ thể mất canxi. Hãy cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đang dùng. Điều này bao gồm các chế phẩm thảo dược và các chất bổ sung chế độ ăn uống khác.

10. Làm thế nào để kiểm soát tình trạng hạ canxi máu nghiêm trọng?

Người bị hạ canxi máu mạn tính được điều trị bằng bổ sung canxi và vitamin D đường uống.

Người bị hạ canxi máu mạn tính được điều trị bằng bổ sung canxi và vitamin D đường uống.

Việc kiểm soát tình trạng hạ canxi máu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Ở những bệnh nhân bị hạ canxi máu có triệu chứng cấp tính, canxi gluconate tiêm tĩnh mạch (IV) là liệu pháp ưu tiên, trong khi hạ canxi máu mạn tính được điều trị bằng bổ sung canxi và vitamin D đường uống.

11. Làm thế nào để điều trị hạ canxi máu ngay lập tức?

Hạ canxi máu cấp tính có thể đe dọa tính mạng và cần điều trị. Trong những trường hợp nặng, canxi tiêm tĩnh mạch là phương pháp điều trị ban đầu chính nhưng điều cần thiết là xác định nguyên nhân cơ bản và bắt đầu điều trị cụ thể càng sớm càng tốt.

12. Làm thế nào để chẩn đoán hạ canxi máu?

Phương pháp chẩn đoán hạ canxi máu bao gồm việc xác nhận, bằng cách đo lặp lại, sự hiện diện của hạ canxi máu và phân biệt giữa các nguyên nhân tiềm ẩn. Chẩn đoán có thể rõ ràng dựa trên bệnh sử của bệnh nhân; ví dụ bao gồm bệnh thận mạn tính và suy tuyến cận giáp sau phẫu thuật.

13. Hormone nào ngăn ngừa hạ canxi máu?

Hormone tuyến cận giáp (PTH) là loại hormone mà tuyến cận giáp của bạn tiết ra để kiểm soát nồng độ canxi trong máu. Nó cũng kiểm soát mức độ phốt pho và vitamin D. Nếu cơ thể có quá nhiều hoặc quá ít hormone tuyến cận giáp, nó có thể gây ra các triệu chứng liên quan đến nồng độ canxi trong máu bất thường.

14. Bao lâu người bệnh hạ canxi máu cần phải thực hiện các xét nghiệm?

Sau khi ổn định lượng canxi trong cơ thể, thông thường người bệnh sẽ phải kiểm tra lượng canxi trong huyết thanh mỗi tháng một lần. Trường hợp gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe hoặc triệu chứng nào liên quan đến việc giảm hoặc tăng lượng canxi nên đi xét nghiệm càng sớm càng tốt. Hỏi ý kiến bác sĩ về tần suất thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu.

15. Tại sao vẫn có triệu chứng hạ canxi máu khi xét nghiệm máu bình thường?

Bệnh nhân bị suy tuyến cận giáp có lượng canxi điều chỉnh bình thường nhưng vẫn có các triệu chứng hạ canxi máu mạn tính có thể có mức canxi i-on hóa thấp. Hỏi ý kiến bác sĩ để kiểm tra magie, phốt pho, kali hoặc bảng điện giải vì những chất hóa học đó có thể ảnh hưởng đến cảm giác ngay cả khi lượng canxi ở mức mong đợi.

16. Tại sao người bệnh hạ canxi máu do suy tuyến giáp cần khám thường xuyên?

Bệnh suy giáp có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị đầy đủ. Điều rất quan trọng là người bệnh phải được bác sĩ chuyên khoa theo dõi chặt chẽ. Tần suất khám của người bệnh do bác sĩ chỉ định và tùy thuộc vào mức độ ổn định của tình trạng sức khỏe.

Bảo Hưng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/16-cau-hoi-thuong-gap-ve-benh-ha-canxi-mau-169240322162905844.htm