Tin tức gần đây từ các phương tiện truyền thông Nga cho biết, NATO đã công khai tuyên bố rằng, họ đang có kế hoạch triển khai thêm 4 nhóm tác chiến mặt đất ở một số nước thành viên của NATO như Romania và Slovakia.
Theo thông tin này, cùng với các lực lượng NATO hiện có được triển khai ở ba nước Baltic và ở Ba Lan trước đó. Ở sườn phía đông của mình, NATO đã tập hợp tới 8 nhóm tác chiến trên bộ.
Số lượng quân của NATO ở sườn đông của khối hiện lên tới 200.000 người và có hàng chục nghìn xe tăng cùng các loại xe bọc thép chiến đấu khác nhau. Và tất cả những lực lượng này, đều ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.
Đồng thời, NATO cũng cho biết, 8 nhóm tác chiến mặt đất đa quốc gia được triển khai ở cánh đông của NATO đã ở chế độ sẵn sàng. Ngoài ra, còn có các lực lượng tác chiến trên không và trên biển rất mạnh để hỗ trợ.
Trong 5 nhóm tấn công hàng không mẫu hạm, bao gồm Bắc Âu và Địa Trung Hải. Và ở Ba Lan, Đức, Italy và các nước thành viên NATO khác, có một số lượng lớn máy bay tiêm kích-ném bom F-15, máy bay chiến đấu đa nhiệm F-16 và một số máy bay chiến đấu tàng hình đa năng F35.
Ngoài ra, ở một số quốc gia như Romania, hàng trăm hệ thống phòng không và chống tên lửa đã được triển khai, như hệ thống tên lửa phòng không Patriot và hệ thống chống tên lửa tầm cao Aegis. Và những vũ khí này, đều đã ở trạng thái chiến đấu và sẵn sàng đón đanh các mục tiêu từ phía Nga.
Với 8 cụm lực lượng đa quốc gia của NATO và các đồng minh, cùng hàng trăm nghìn quân đang ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cấp một và 5 nhóm tấn công tàu sân bay đang ở Địa Trung Hải và Bắc Âu. Nhưng các lực lượng này cũng không thể làm gì được Nga, do sợ hãi trước đòn răn đe hạt nhân của Nga.
Trên thực tế, cho dù Mỹ có một hệ thống chống tên lửa khổng lồ, nhưng Nga vẫn là quốc gia duy nhất trên thế giới, thực sự có khả năng đối đầu với Mỹ, thông qua một cuộc tấn công hạt nhân.
Hiện tên lửa hạt nhân chiến lược có sức răn đe mạnh nhất, đó chính là tên lửa RS-28 của Nga. Nên nhớ quả bom nguyên tử “Cậu bé” của Mỹ, đã biến thành phố Hiroshima của Nhật Bản thành đống đổ nát, thì sức mạnh của RS-28 lớn gấp 1.600 lần so với sức phá hủy của “Cậu bé”.
Một ước tính thận trọng của phương Tây cho biết, một tên lửa xuyên lục địa RS-28, đủ để biến toàn bộ lãnh thổ Anh, Đức hoặc Italy thành đống đổ nát. Ngoài ra, RS-28 cũng có thể là phương tiện phóng đầu đạn siêu thanh.
Một tên lửa RS-28 có thể mang ít nhất 4 đầu đạn siêu thanh cùng một lúc, trực tiếp biến hệ thống chống tên lửa của Mỹ thành “vật trang trí”.
Việc NATO tuyên bố, 5 nhóm tấn công tàu sân bay đã được triển khai ở biển Bắc Âu và Địa Trung Hải; cùng máy bay chiến đấu F-15, F-16, Rafale, Typhoon và hàng trăm máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35, rõ ràng được chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc bắt đầu chiến tranh.
Việc NATO triển khai một lực lượng hùng hậu như vậy, rõ ràng họ không cần phải đợi đạn pháo của Nga rơi vào lãnh thổ của các quốc gia NATO, rồi mới bắt đầu tấn công và Nga cũng biết rõ điều này, nên các LLVT Nga cũng luôn ở trong tư thế chủ động, sẵn sàng chiến đấu.
Rất hiếm khi, NATO triển khai cùng lúc 5 nhóm tác chiến tàu sân bay xung quanh một khu vực, trong những thập kỷ gần đây. Theo thông lệ triển khai thường được Quân đội Mỹ áp dụng, việc triển khai một nhóm tác chiến tàu sân bay tại một thời điểm, là hoạt động sẵn sàng chiến đấu bình thường.
Nếu Mỹ và NATO triển khai hai nhóm tác chiến tàu sân bay cùng một lúc là để tiến hành răn đe và triển khai của hơn ba nhóm tác chiến tàu sân bay cùng một lúc, họ sẽ làm gì?
Do đó, mục đích của việc Quân đội Mỹ và NATO triển khai cùng lúc 5 nhóm tác chiến tàu sân bay đó là biểu hiện của việc tình hình căng thẳng tại châu Âu tăng cao; và cũng không thể lường trước, một cuộc chiến tranh tổng lực có thể xảy ra, và hậu quả sẽ vô cùng thảm khốc.
Tiến Minh (theo Topwar)