3 dấu hiệu cho thấy vi khuẩn HP đang 'phá hủy' dạ dày của bạn
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Chúng được mệnh danh là 'thủ phạm của dạ dày' bởi có thể gây viêm loét và ung thư dạ dày.
Thói quen ăn uống không lành mạnh, vệ sinh kém… là những nguyên nhân khiến người hiện đại dễ bị nhiễm khuẩn HP hơn. Tuy nhiên, điều đáng lo là ở giai đoạn đầu khi nhiễm loại vi khuẩn này sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Cho đến khi vi khuẩn HP làm tổn thương hoặc nhiễm trùng dạ dày, gây ra các bệnh đường tiêu hóa nghiêm trọng thì mới được phát hiện. Phổ biến như viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày.
Các bệnh này đều gây đau đớn, ảnh hưởng trực tiếp đến ăn uống và sinh hoạt hàng ngày dù là nhỏ nhất của con người. Đặc biệt, ung thư dạ dày là một căn bệnh nguy hiểm, chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh về tiêu hóa và đứng thứ 3 trong tổng số các bệnh ung thư.
Vì vậy, bất kể là nam hay nữ, ở độ tuổi nào thì cũng cần xây dựng lối sống lành mạnh. Đừng bất cẩn mà bỏ qua “ 2 mùi 1 đau” cho thấy vi khuẩn HP đã tấn công dạ dày sau đây kẻo “hối không kịp”:
1. Xì hơi
Xì hơi là hiện tượng sinh lý rất tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, nếu đột nhiên bạn xì hơi nhiều hơn, đặc biệt là mùi xì hơi rất nặng thì rất có thể là vi khuẩn HP đang tấn công dạ dày.
Bởi vì khi vi khuẩn HP xâm nhập vào dạ dày, chúng sẽ khiến dạ dày tiết ra nhiều axit, kích thích niêm mạc dạ dày quá mức. Từ đó dẫn tới đầy bụng, khó chịu, tiêu hóa kém và làm cơ thể muốn xì hơi nhiều hơn để giải phóng axit, bớt cảm giác nặng nề.
Vi khuẩn HP cũng gây rối loạn việc tiết enzyme trong dạ dày. Đồng thời niêm mạc dạ dày bị nhiễm trùng, tiêu hóa chậm lại khiến thức ăn tích tụ nhiều hơn. Tất cả những nguyên nhân này cộng lại khiến cho mùi xì hơi của bạn trở nên vô cùng khó chịu.
2. Hôi miệng
Hôi miệng khiến chúng ta mất tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều cho rằng hôi miệng đến từ thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng kém, bệnh răng miệng hoặc thậm chí là “cơ địa” của mỗi người. Nhưng ít ai biết rằng các bệnh về dạ dày có thể gây ra hôi miệng mãn tính dù bạn có cố gắng vệ sinh răng miệng kỹ đến như thế nào.
Ngoài dạ dày, vi khuẩn HP còn có thể trú ngụ trong khoang miệng và gây mùi khó chịu (Ảnh minh họa)
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi nhiễm vi khuẩn HP chúng sẽ gây hại cho dạ dày mà dễ gặp nhất là làm rối loạn tiết axit dịch vị. Khi có quá nhiều axit trong dạ dày, sẽ dễ dẫn đến chứng trào ngược dạ dày thực quản, tăng nguy cơ gây hôi miệng.
Vi khuẩn HP có thể tồn tại ở miệng và lây nhiễm thông qua nước bọt. Khi trú ngụ ở khoang miệng, chúng tạo ra khí dimetin sunfua, sunfua và metyl mercaptan. Những loại khí này gây ra mùi hôi khó chịu cho chính bản thân và người đối diện.
Ngoài ra, đặc điểm của hôi miệng do khuẩn HP khác với các loại hôi miệng do nguyên nhân khác ở mùi vị khác lạ trong miệng. Cụ thể, rất nhiều người bị bệnh về dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP cho biết cùng với hơi thở có mùi hôi thì họ luôn cảm nhận có mùi vị của kim loại trong miệng.
3. Đau bụng
Một trong những triệu chứng rõ ràng nhất khi nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày nó là gây ra các cơn đau bụng bất thường.
Bởi vì khi tấn công dạ dày, việc đầu tiên mà loại vi khuẩn này làm là phá hủy sự cân bằng trong môi trường dạ dày. Chúng sẽ gây ra đầy bụng, đau tức bụng hoặc những cơ co thắt bất thường. Tiếp theo, chúng sẽ tấn công trực tiếp vào niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày bị tổn thương, viêm loét hoặc nhiễm trùng. Như vậy sẽ gây ra những cơn đau bụng, chính xác là đau dạ dày cho người bệnh.
Cụ thể là thường đau ở vùng bụng trên đi kèm với đầy hơi, tăng kích thước vùng bụng. Cơn đau âm ỉ và trở nên dữ dội hơn mỗi khi ăn no. Chỉ cần ăn một lượng thức ăn nhỏ đã cảm thấy no, tức bụng và có triệu chứng khó tiêu, ăn uống mất ngon.
Nguồn: Sohu, Health People