3 di tích trong logo tỉnh, thành miền Tây
Đây đều là di tích quan trọng ở các địa phương, cũng là nơi du khách nên ghé thăm.
1. Logo tỉnh Vĩnh Long có hình ảnh di tích nào?
Văn Thánh Miếu
Tháp nước
Ga xe lửa
Theo nội dung thuyết minh biểu trưng, logo tỉnh Vĩnh Long có thể hiện hình ảnh khái quát di tích Văn Thánh Miếu, mang thông điệp về vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Ngoài ra, logo còn có hình ảnh cánh chim cách điệu, tạo hình 2 chữ V, L là viết tắt tên tỉnh. Tất cả đặt trong bố cục tròn, màu xanh làm chủ đạo, gợi vùng sông nước trù phú... Ảnh: Cổng TTĐT Vĩnh Long.
2. Văn Thánh Miếu Vĩnh Long được xây dựng trong khoảng thời gian nào?
1664-1666
1764-1766
1864-1866
Là một trong ba Văn Thánh Miếu của vùng đất Nam Bộ xưa, Văn Thánh Miếu ở TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long ngày nay được công nhận di tích quốc gia vào năm 1991. Cổng TTĐT TP Vĩnh Long cho biết công trình được khởi công từ mùa đông năm 1864, hoàn thành vào mùa thu năm 1866, gồm cổng tam quan theo lối cổ lâu 3 tầng mái, điện Đại Thành, gác Văn Xương... Ảnh: Mekong Delta Explorer.
3. Cụm cây nào ở Văn Thánh Miếu Vĩnh Long từng được Hội Sinh vật cảnh Việt Nam công nhận cây di tích lịch sử - văn hóa?
Cụm cây sao
Cụm cây bàng
Cụm cây lim
Cụm 26 cây sao cao vút, trồng thành 2 hàng dẫn vào điện Đại Thành ở Văn Thánh Miếu Vĩnh Long từng được Hội Sinh vật cảnh Việt Nam công nhận cây di tích lịch sử - văn hóa. Theo các tư liệu, hàng cây này có cùng niên đại với di tích, tuổi đời hơn trăm năm. Ảnh: Khám phá Du lịch Việt Nam.
4. Logo tỉnh An Giang có hình ảnh di tích nào?
Khu lưu niệm Phong trào Đồng Khởi
Đền tưởng niệm Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng
Khu tưởng niệm Chiến thắng Ấp Bắc
Theo nội dung thuyết minh biểu trưng, logo tỉnh An Giang có thể hiện hình ảnh đền tưởng niệm cố Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, người con ưu tú của quê hương An Giang. Về tổng thể, logo gợi hình ảnh chữ A, G (tức An Giang), tượng trưng những ngọn núi vùng Thất Sơn, vựa lúa lớn của cả nước, sông Tiền, sông Hậu, kênh Vĩnh Tế, cá basa... Ảnh: Cổng TTĐT An Giang.
5. Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm nào?
2008
2010
2012
Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tọa lạc tại cù lao Ông Hổ, bên dòng sông Hậu hiền hòa, thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang. Quần thể khu lưu niệm gồm ngôi nhà sàn cổ là nơi Bác Tôn sinh ra, sống suốt thời niên thiếu, đền tưởng niệm, nhà trưng bày... Năm 2012, nơi đây được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
6. Logo TP Cần Thơ có hình ảnh di tích nào?
Lăng Ông Lê Văn Duyệt
Nhà lồng chợ cổ Cần Thơ
Tháp Bà Ponagar
Theo nội dung thuyết minh biểu trưng, logo TP Cần Thơ có thể hiện hình ảnh nhà lồng chợ cổ Cần Thơ được cách điệu đơn giản, cô đọng, tôn vinh những giá trị văn hóa, giao thương kinh tế của người Cần Thơ. Ngoài ra, logo còn thể hiện hình tượng rồng uốn lượn, hiện thân của dòng sông Cửu Long, cho thấy bản đồ Việt Nam hình chữ S, nhắc nhở giá trị cội nguồn "con Rồng cháu Tiên"... Ảnh: Cổng TTĐT Cần Thơ.
7. Chợ Cần Thơ từng được người dân gọi với tên nào?
Chợ Lục Tỉnh
Chợ Hàng Dương
Cả 2 tên trên
Cổng TTĐT TP Cần Thơ cho biết căn cứ vào các nguồn tư liệu, nhà lồng chợ cổ Cần Thơ được xây dựng khoảng năm 1915, cùng thời với chợ Bến Thành ở TP.HCM ngày nay. Đây là nơi tập kết, buôn bán hàng hóa của khu vực Nam Kỳ lục tỉnh xưa, gắn liền với nếp sinh hoạt của người dân đồng bằng sông Cửu Long, từng được gọi là chợ Lục Tỉnh, hay chợ Hàng Dương, do gần bến Hàng Dương, nay là bến Ninh Kiều... Ảnh: Lý Thành Cơ.
Nguồn Znews: https://zingnews.vn/3-di-tich-trong-logo-tinh-thanh-mien-tay-post1133215.html