Vào chính vụ, vải thiều được bày bán dọc các tuyến phố Hà Nội với giá từ 15.000 đồng/kg. Trong khi đó, vải thiều không hạt trồng tại Ngọc Lặc (Thanh Hóa) có giá 250.000 đồng/kg tại thị trường trong nước. Ảnh: Baophunu
Ngoài thị trường trong nước, vải không hạt còn xuất khẩu sang Nhật Bản và Anh. Tại thị trường Nhật Bản, vải thiều không hạt được bán với giá 4.500-5.000 yen/kg, tương đương 750.000-840.000 đồng/kg. Ảnh: Tập đoàn Hồ Gươm
Vải không hạt được đánh giá là có vị ngọt thanh, ít đường, rất tốt cho sức khỏe người sử dụng. Theo đó, dù giá cao ngất ngưởng nhưng vải không hạt vẫn trong tình trạng "cháy hàng". Ảnh: VTV
Đơn hàng đặt mua loại vải này rất lớn trong khi nguồn cung chưa đủ để cung cấp cho các hệ thống siêu thị hay các cửa hàng bán lẻ hoa quả. Ảnh: Người lao động
Tương tự, trong khi mận hậu thông thường chỉ từ 20.000 - 80.000 đồng/kg (tùy loại) thì mận Pu Nhi có giá tới gần 200.000 đồng/kg. Ảnh: Facebook
Trái nhỏ hơn mận hậu thường nhưng mận Pu Nhi nổi trội với màu đỏ thẫm, ăn giòn, ngọt đậm và chỉ có trong vòng một tháng. Ảnh: Facebook
Hơn nữa, diện tích trồng mận Pu Nhi so với mận hậu thông thường chỉ chiếm 1% (khoảng 15 ha) nên sản lượng cả vùng chỉ đạt khoảng vài tấn. Ảnh: Facebook
Thời gian thu hoạch mận Pu Nhi chỉ kéo dài 20 ngày và không phải lúc nào, mùa nào cũng có. Ảnh: Facebook
Nếu như dừa xiêm thông thường có giá từ 15.000 - 20.000 đồng/trái thì dừa sáp giá hơn 200.000 đồng/quả vẫn được nhiều người lùng mua. Ảnh: Facebook
Dừa sáp chỉ mọc ở nơi duy nhất là tỉnh Trà Vinh nên giá gấp 10 lần loại dừa thông thường. Ảnh: Báo nông nghiệp
Nhìn bên ngoài, dừa sáp không có gì khác biệt so với những trái dừa khác nhưng bên trong cơm rất dày và mềm dẻo như bột quánh lại. Nước cũng rất ít, sền sệt và trong như sương sa. Ảnh: Công nghệ Fruits
Số lượng dừa sáp cũng rất ít. Thông thường, một buồng dừa trên 10 trái, chỉ có 2 - 3 trái cho sáp, thậm chí không có trái dừa sáp nào. Ảnh: Zing
Video: Du lịch mùa vải thiều có gì hot? Nguồn: VTV24
Hoàng Minh (tổng hợp)