Tại Việt Nam, rắn biển (tên khoa học Hydrophiinae) còn được gọi là rắn đẻn, rắn đẻn biển. Loài rắn cực độc này sinh sống trong môi trường biển, đặc biệt là nơi có nước đục hay phù sa.
Rắn biển chủ yếu phân bố ở vùng biển miền Trung và miền Bắc. Chúng có cấu tạo cơ thể theo chiều ngang dẹt giống như những con lươn.
Do không có mang nên rắn biển thường xuyên phải trồi lên mặt nước để thở. Loài rắn biển này có nọc độc mạnh.
Rắn hổ mang chúa là một trong những loài rắn độc nguy hiểm phân bố tại Việt Nam. Chúng có cổ bạnh, hai vảy lớn ở đỉnh đầu. Loài rắn này được xem là vua của họ rắn hổ với tốc độ săn mồi nhanh, nọc độc mạnh.
Theo các chuyên gia, nọc độc của rắn hổ mang gây tổn thương thần kinh, gây mờ mắt, đau nhức, buồn ngủ, chóng mặt và tê liệt thần kinh.
Cá thể rắn hổ mang có khả năng giết chết nạn nhân thông qua một vết cắn có chứa từ 200 – 500 mg nọc độc. Thông thường, vết cắn của rắn hổ mang chúa có thể giết chết người chỉ sau 30 phút nếu không được cứu chữa kịp thời.
Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus) hay còn gọi là rắn cạp nia hoặc rắn mai gầm thuộc họ Rắn hổ (Elapidae). Đây là một trong những loài rắn cực độc nhưng ít khi chủ động tấn công con người.
Rắn cạp nong sống phổ biến ở đồng bằng, trung du và miền núi Việt Nam. Chúng kiếm ăn về ban đêm, bắt các loài rắn khác, đôi khi ăn cả thằn lằn.
Đặc điểm nổi bật của rắn cạp nong là đầu lớn và ngắn, mắt tròn, mút đuôi tròn, một gờ dọc rõ giữa sống lưng và khoang màu vàng, đen xen kẽ nhau.
Mời độc giả xem video: Giành bạn tình, hai con rắn mamba đen khổng lồ “choảng nhau”.
Tâm Anh (TH)