3 loại rau không lo 'ngậm' thuốc trừ sâu nhưng người Việt ít dùng

Đây đều là những loại rau gia vị quen thuộc, dễ tìm lại không lo bị phun hóa chất, tuy nhiên các gia đình Việt lại rất ít dùng trong bữa ăn hàng ngày.

Lá mơ

Lá mơ lông, còn được gọi là lá mơ tam thể hay lá mơ lông mèo, là loại rau gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Mỗi mặt lá có màu sắc khác nhau, mặt trước màu xanh lá, còn mặt sau màu tím nhạt.

Cây mơ lông mọc hoang ở những hàng rào, nhiều nơi trong nước ta. Không chỉ mang đến hương vị thơm ngon, lá mơ lông còn ẩn chứa vô vàn lợi ích sức khỏe ít người biết đến.

Thông tin trên báo Người Lao Động, lá mơ lông chứa các enzym giúp tăng tiết dịch vị, cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng. Do có tính kháng khuẩn và sát trùng cao, vì thế mơ lông không chỉ đơn thuần là một loại rau mà còn được mệnh danh là "thần dược" chữa bệnh tiêu chảy và các bệnh khác.

Mơ lông không chỉ đơn thuần là một loại rau mà còn được mệnh danh là "thần dược" chữa nhiều bệnh.

Mơ lông không chỉ đơn thuần là một loại rau mà còn được mệnh danh là "thần dược" chữa nhiều bệnh.

Các hoạt chất trong lá mơ lông có tác dụng kháng viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm loét dạ dày tá tràng. Loại thảo mộc này còn có tác dụng làm giảm co thắt ruột, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng.

Bên cạnh đó, lá mơ lông chứa nhiều hợp chất chống viêm giúp giảm viêm khớp, giảm sưng tấy, từ đó giảm đau nhức hiệu quả. Mơ lông được nhiều người cho là vị thuốc "cứu tinh" cho các bệnh đau nhức xương khớp ở người già. Các Vitamin C và A dồi dào trong lá mơ lông cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm, góp phần cải thiện tình trạng bệnh lý.

Lá mơ lông đồng thời cung cấp các khoáng chất thiết yếu như canxi, kali, magie, mangan,... cần thiết cho quá trình tái tạo sụn khớp, giúp khớp vận động linh hoạt hơn.

Nghiên cứu chứng minh rằng lá mơ lông chứa nhiều hợp chất chống viêm, kháng khuẩn như flavonoid, polyphenol, giúp giảm viêm họng, ho, sổ mũi, các triệu chứng thường gặp của bệnh cảm lạnh.

Lá mơ lông cũng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, từ đó giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi khi bị sốt, cảm lạnh.

Các chất kháng khuẩn trong lá mơ lông giúp tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng, viêm lợi, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nước sắc từ lá mơ lông có tác dụng sát trùng, khử mùi hôi miệng hiệu quả.

Đặc biệt, lá mơ là loại rau dễ tìm, thậm chí mọc dại nhiều nên không lo bị phun hóa chất hay thuốc trừ sâu.

Lá lốt

Ngoài kết hợp nấu canh, làm tăng giá trị dinh dưỡng và hương vị món ăn, lá lốt còn là vị thuốc quý được ông cha ta sử dụng từ lâu. Bác sĩ Nguyễn Thu Thủy, Trưởng khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, chia sẻ trên Tri thức & Cuộc sống, các gia đình thấy lá lốt mọc dại đừng phát bỏ, hãy cắt vào đun với nước dùng để ngâm chân trước khi đi ngủ sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Không chỉ là một loại thực phẩm, lá lốt còn là vị thuốc quý được ông cha ta sử dụng từ lâu.

Không chỉ là một loại thực phẩm, lá lốt còn là vị thuốc quý được ông cha ta sử dụng từ lâu.

Lá lốt chứa nhiều tinh dầu và ancaloit với thành phần chính là beta-caryophylen - chất có khả năng chống viêm, giảm sưng đau hiệu quả. Đồng thời ngâm chân với lá lốt cùng một ít muối sẽ giúp các ion có trong muối hoạt động tích cực hơn, làm giảm tình trạng đau nhức do bệnh xương khớp gây ra.

Dùng lá lốt để nấu nước ngâm chân có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch, điều hòa âm dương trong cơ thể, trừ cảm lạnh. Ngoài ra, ngâm chân bằng lá lốt giúp tinh thần thư thái, dễ đi vào giấc ngủ. Khi bạn có một giấc ngủ chất lượng, tinh thần sảng khoái, cơ thể cũng sẽ mạnh khỏe, sống lâu.

Ngải cứu

Ngải cứu tên khoa học là Artemisia vulgaris Lis, họ Cúc (Asteraceae), là loại cây cỏ sống lâu năm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le không cuống, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm. Mặt dưới trắng tro, có nhiều lông nhỏ.

Cây ngải cứu mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước, có thể trồng quanh nhà vừa làm thức ăn vừa làm thuốc.

Loại rau này có thể chế biến thành nhiều món ngon như trứng ngải cứu, gà tần ngải cứu, tim hầm ngải cứu… mà điều đặc biệt là nó còn được ví là "vua" của các loài thảo mộc.

Những người bị đau đầu có thể kết hợp ngải cứu nấu thành các món ăn giúp điều trị hiệu quả.

Những người bị đau đầu có thể kết hợp ngải cứu nấu thành các món ăn giúp điều trị hiệu quả.

Theo Đông y, ngải là loại cây thuốc giúp xoa dịu những cơn đau cơ, tăng tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng… Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngải cứu có nhiều tác dụng như an thần, lợi mật, có thể kháng khuẩn, cầm máu... Theo kinh nghiệm dân gian, ăn rau ngải cứu có tác dụng trong điều trị kinh nguyệt không đều, đại tiểu tiện ra máu, chống đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón...

Bác sĩ Thu Thủy tư vấn, ngải cứu có thể đun nước ngâm chân giống như lá lốt cũng rất tốt cho cơ thể. Những người bị đau đầu cũng có thể kết hợp ngải cứu nấu thành các món ăn giúp điều trị hiệu quả.

Phụ nữ sau khi sinh bị đau nhức xương khớp có thể đun nước ngải cứu (dùng ngải cứu khô tốt hơn) tắm cũng sẽ cải thiện rất nhanh do có tác dụng điều hòa khí huyết, giúp làm ấm kinh mạch, trừ phong hàn và giảm đau nhức.

Bên cạnh đó, ngải cứu còn có những tác dụng trị bệnh về da. Thông tin trên Sức khỏe & Đời sống, theo nghiên cứu của y học hiện đại, ngải cứu có nhiều thành phần dinh dưỡng và tinh dầu, một số hoạt chất trong ngải cứu có tác dụng thúc đẩy sự tuần hoàn của máu, nhờ đó có thể cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp da được nuôi dưỡng tốt hơn và có đủ nước.

Ngải cứu có tác dụng kích thích lên da non, làm liền các vết thương.

Trong ngải cứu còn có một thành phần có ích đối với việc làm đẹp da, là chất tanin - có tác dụng ngăn ngừa sự xuất hiện các mụn nước nhỏ, chữa bệnh chàm (eczema), và một số loại viêm da khác.

Ngải cứu còn có tác dụng phân giải các chất mỡ, loại trừ các thứ cặn bẩn trên mặt da, có thể làm sạch da ở những người có da nhờn. Ngải cứu còn có tác dụng giữ độ ẩm, nên cũng có tác dụng bảo vệ tốt đối với cả những người da khô. Do đó, ngải cứu có thể sử dụng cho tất cả các loại da.

Minh Hoa (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/3-loai-rau-khong-lo-ngam-thuoc-tru-sau-nhung-nguoi-viet-it-dung-204240711215156888.htm