3 lý do khiến phụ nữ lớn tuổi dễ tăng cân
Tăng cân là trở ngại khó khăn đối với phụ nữ khi bước sang lứa tuổi trung niên. Tăng cân khiến ngoại hình suy giảm và gây hại cho sức khỏe. Vậy nguyên nhân tăng cân là do đâu?
Phụ nữ dễ tăng cân nhất ở độ tuổi từ 35 đến 40. Hơn nữa, càng lớn tuổi thì việc giảm cân càng trở nên khó khăn hơn. Đối với hầu hết phụ nữ, các vùng tăng cân điển hình là hông, cánh tay, đùi, bụng và ngực.
1. Nguyên nhân gây tăng cân
Dưới đây là 3 lý do chính khiến phụ nữ dễ tăng cân khi họ bước vào tuổi trung niên:
Tốc độ luân chuyển lipid giảm
Tốc độ luân chuyển lipid đề cập đến khả năng loại bỏ và lưu trữ lipid của các tế bào mỡ. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa quốc tế Nature Medicine, tốc độ luân chuyển lipid là yếu tố quan trọng gây béo phì và ảnh hưởng đến việc giảm cân.
Khi tuổi tác tăng lên, khả năng luân chuyển lipid của cơ thể sẽ giảm đáng kể. Tốc độ luân chuyển lipid ở mô mỡ giảm, đồng nghĩa với việc tốc độ tích trữ chất béo lớn hơn nhiều so với tốc độ tiêu thụ. Tốc độ tiêu hao năng lượng của năng lượng ăn vào giảm đi và năng lượng tích lũy quá mức cuối cùng sẽ chuyển hóa thành mỡ, tích tụ trong cơ thể, gây tăng cân.
Thay đổi nội tiết tố
Sự thay đổi nội tiết cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tăng cân, điều này đặc biệt rõ ràng ở phụ nữ trung niên.
Trong thời kỳ mãn kinh, chức năng buồng trứng của phụ nữ suy giảm, sự tiết estrogen, progesterone giảm, dẫn đến tốc độ trao đổi chất cơ bản và khả năng nội tiết thấp hơn, từ đó ảnh hưởng đến sự cân bằng của cơ thể. Lúc này rất dễ gây ra các vấn đề về tích tụ mỡ (chủ yếu ở mông, bụng). Các vấn đề như chân voi cũng sẽ lần lượt xuất hiện.
Chế độ ăn uống kém và thiếu hoạt động thể chất
Tăng cân phần nhiều là do chế độ ăn uống và lối sống ít vận động. Công việc bận rộn, lối sống ít vận động sẽ khiến khả năng tiêu thụ chất béo của cơ thể suy yếu, tốc độ trao đổi chất dự trữ giảm, từ đó dẫn đến vấn đề tích tụ nhiệt do tiêu thụ không đầy đủ. Một người tiêu thụ lượng calo khi đứng, nhiều hơn từ 3 đến 5 lần so với khi ngồi và hơn 10 lần so với khi nằm. Vì vậy, vận động nhiều hơn sẽ giúp người trung niên tiêu hao một lượng calo nhất định.
Ngoài ra, tập thể dục ít hơn khi năng lượng nạp vào vượt quá nhu cầu của bản thân, chất dinh dưỡng dư thừa sẽ chuyển thành mỡ dày, tích tụ ở bụng, eo, hông, đùi và trên các cơ quan nội tạng.
2. Mẹo để kiểm soát cân nặng
Nghiên cứu công bố trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ cho biết, chỉ số BMI dư thừa ở người trẻ và trung niên làm tăng nguy cơ suy tim ở tuổi già. Ở độ tuổi 20 và 40, chỉ số BMI tăng thì nguy cơ suy tim sẽ tăng lên lần lượt là 1,27 lần và 1,36 lần.
Hầu hết những người thừa cân, béo phì còn mắc các bệnh như gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao, tăng huyết áp, ngưng thở khi ngủ… có thể dẫn đến các bệnh như đái tháo đường, đột quỵ, bệnh tim mạch. Ngoài ra, Tạp chí Ung thư Quốc tế còn chỉ ra rằng, béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc 18 loại ung thư, bao gồm ung thư nội mạc tử cung, ung thư biểu mô tuyến thực quản, ung thư dạ dày.
Để ngăn ngừa tăng cân và duy trì sức khỏe tốt trong thời kỳ trung niên, chúng ta cần chú ý đến hai khía cạnh:
- Đầu tiên, phải ăn uống hợp lý, có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Khi cơ thể có xu hướng tăng cân cần hạn chế nạp lượng calo nạp vào, đặc biệt là đường và chất béo. Ăn nhiều rau, ngũ cốc, thịt nạc, sản phẩm từ đậu nành...
- Thứ hai, tập thể dục phù hợp, như đạp xe tốc độ trung bình, đi bộ... Việc tập thể dục hơn 15 phút mỗi ngày rất có lợi.
Thông qua hai phương pháp trên, miễn là thực hiện đều đặn và hợp lý thì bạn có thể kiểm soát được cân nặng tốt hơn.
Mời xem thêm video được quan tâm: