38 ngành đào tạo bậc đại học phục vụ nhân lực ngành bán dẫn
Bộ GD-ĐT thống kê 38 ngành liên quan đến vi mạch bán dẫn ở bậc đại học có thể đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn.
Bộ GD-ĐT vừa công bố chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thạc sĩ, áp dụng với các trường đại học tham gia thực hiện chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050” của Chính phủ.
Theo đó, có 38 ngành ở trình độ đại học và 37 ngành ở trình độ thạc sĩ liên quan đến vi mạch bán dẫn, có thể tham gia đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn, cụ thể như sau:



Về chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo, theo quy định, thí sinh muốn học hệ cử nhân, kỹ sư các ngành về vi mạch bán dẫn, nếu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, phải sử dụng tổ hợp có môn Toán và có ít nhất một môn Khoa học tự nhiên phù hợp với chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn.
Tổng điểm của các môn trong tổ hợp xét tuyển phải đạt tối thiểu 80% thang điểm xét, ví dụ tối thiểu là 24/30 với tổ hợp ba môn. Ngoài ra, điểm Toán đạt ít nhất 80% thang điểm xét, ví dụ tối thiểu 8/10.
Với người đã có bằng tốt nghiệp đại học cần có bằng tốt nghiệp phù hợp với ngành đào tạo dự tuyển và có điểm trung bình tích lũy (GPA) đạt từ 2,8/4 trở lên.
Với sinh viên đang học đại học ngành khác chuyển sang ngành vi mạch bán dẫn tại thời điểm xét cần có GPA đạt từ 2,5/4 trở lên.
Với trình độ thạc sĩ, yêu cầu với GPA ở bậc đại học đạt từ 2,8/4 trở lên.