4 kiểu nuôi dạy con phổ biến, kiểu nào tốt nhất cho trẻ?

Theo CNBC, mỗi phong cách nuôi dạy con cái có những ảnh hưởng khác nhau đến hành vi của trẻ em và có thể được xác định bởi một số đặc điểm nhất định.

 Nhà tâm lý học Diana Baumrind đã thực hiện một nghiên cứu trên 100 trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo và chỉ ra các bậc cha mẹ chủ yếu có ba phong cách nuôi dạy con. Nghiên cứu sâu hơn do Maccoby và Martin thực hiện đã thêm vào một kiểu nuôi dạy con thứ tư, bao gồm bao dung, quyết đoán, không can thiệp và độc đoán. Ảnh: Freepik.

Nhà tâm lý học Diana Baumrind đã thực hiện một nghiên cứu trên 100 trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo và chỉ ra các bậc cha mẹ chủ yếu có ba phong cách nuôi dạy con. Nghiên cứu sâu hơn do Maccoby và Martin thực hiện đã thêm vào một kiểu nuôi dạy con thứ tư, bao gồm bao dung, quyết đoán, không can thiệp và độc đoán. Ảnh: Freepik.

1. Phong cách nuôi dạy quyết đoán (Authoritative Parenting): Những người theo phong cách nuôi dạy con quyết đoán thiết lập các quy tắc và đường lối để con cái tuân theo. Tuy nhiên, dù đặt ra các quy tắc và kỳ vọng rõ ràng cho con cái, họ vẫn đảm bảo sự linh hoạt và thấu hiểu. Họ giao tiếp thường xuyên; lắng nghe và xem xét suy nghĩ, cảm xúc và ý kiến của con cái mình. Ảnh: Freepik.

 Cha mẹ quyết đoán nuôi dưỡng, hỗ trợ và thường đồng điệu với nhu cầu của con cái. Họ cho phép hậu quả tự nhiên xảy ra (ví dụ trẻ không học bài nên thi trượt), nhưng họ cũng sử dụng những cơ hội đó để giúp trẻ suy ngẫm và học hỏi. Họ hướng dẫn con cái của họ thông qua các cuộc thảo luận cởi mở và trung thực để dạy con về những giá trị. Những đứa trẻ có cha mẹ quyết đoán thường tự kỷ luật và có thể tự suy nghĩ. Ảnh: Pexels.

Cha mẹ quyết đoán nuôi dưỡng, hỗ trợ và thường đồng điệu với nhu cầu của con cái. Họ cho phép hậu quả tự nhiên xảy ra (ví dụ trẻ không học bài nên thi trượt), nhưng họ cũng sử dụng những cơ hội đó để giúp trẻ suy ngẫm và học hỏi. Họ hướng dẫn con cái của họ thông qua các cuộc thảo luận cởi mở và trung thực để dạy con về những giá trị. Những đứa trẻ có cha mẹ quyết đoán thường tự kỷ luật và có thể tự suy nghĩ. Ảnh: Pexels.

2. Phong cách nuôi dạy độc đoán (Authoritarian Parenting): Ở phong cách nuôi dạy con này, cha mẹ thường có những yêu cầu cao với trẻ, trong khi mức độ đáp ứng nhu cầu của trẻ thấp. Họ áp đặt các quy tắc nghiêm ngặt mà ít quan tâm đến cảm xúc, nhu cầu xã hội và hành vi của con cái. Khi con cái đặt câu hỏi về lý do đằng sau một quy tắc, câu nói quen thuộc của họ là "bố/mẹ nói thì nghe lời, con phải tuân thủ". Ảnh: Freepik.

 Cha mẹ độc đoán chủ yếu giao tiếp một chiều - từ cha mẹ đến con cái mà không muốn nhận được ý kiến hoặc phản hồi từ con. Họ sử dụng kỷ luật cứng nhắc, nghiêm khắc, thường biện minh là “cá không ăn muối cá ươn” hoặc “thương cho roi cho vọt”. Họ luôn muốn kiểm soát hoàn toàn con cái, muốn con cái biết vâng lời, nghe theo mệnh lệnh mà không cần giải thích. Ảnh: Freepik.

Cha mẹ độc đoán chủ yếu giao tiếp một chiều - từ cha mẹ đến con cái mà không muốn nhận được ý kiến hoặc phản hồi từ con. Họ sử dụng kỷ luật cứng nhắc, nghiêm khắc, thường biện minh là “cá không ăn muối cá ươn” hoặc “thương cho roi cho vọt”. Họ luôn muốn kiểm soát hoàn toàn con cái, muốn con cái biết vâng lời, nghe theo mệnh lệnh mà không cần giải thích. Ảnh: Freepik.

3. Phong cách nuôi dạy con bao dung (Permissive Parenting): Đặc điểm chung của phong cách này là cha mẹ ấm áp, nhạy cảm với con cái, trong khi đó mức độ kiểm soát con cái thấp. Họ giao tiếp cởi mở và thường để con cái tự quyết định. Ranh giới hoặc kỳ vọng không được thiết lập hoặc hiếm khi được thực thi. Cha mẹ bao dung thường cố gắng để làm cho con cái hạnh phúc, đôi khi phải trả giá bằng chính bản thân họ. Ảnh: Freepik.

 Phụ huynh bao dung có nhiều khả năng đóng vai trò bạn bè hơn là vai trò cha mẹ với con cái của họ. Họ thích tránh xung đột và thường sẽ nhượng bộ trước những lời cầu xin của con cái ngay từ dấu hiệu khó chịu đầu tiên. Những phụ huynh này chủ yếu cho phép trẻ làm những gì chúng muốn và hạn chế cung cấp hướng dẫn hoặc định hướng. Ảnh: Freepik.

Phụ huynh bao dung có nhiều khả năng đóng vai trò bạn bè hơn là vai trò cha mẹ với con cái của họ. Họ thích tránh xung đột và thường sẽ nhượng bộ trước những lời cầu xin của con cái ngay từ dấu hiệu khó chịu đầu tiên. Những phụ huynh này chủ yếu cho phép trẻ làm những gì chúng muốn và hạn chế cung cấp hướng dẫn hoặc định hướng. Ảnh: Freepik.

4. Phong cách nuôi dạy con không can thiệp (Uninvolved Parenting): Cha mẹ thuộc phong cách này thường không có nhiều yêu cầu với trẻ, ít quan tâm và ít đòi hỏi. Họ để con cái tự xoay xở, có thể do thờ ơ với nhu cầu của chúng hoặc không quan tâm/quá bận rộn với những việc khác. Những bậc cha mẹ này vẫn đáp ứng các nhu cầu cơ bản của trẻ như thức ăn và nơi ở, tuy nhiên thiếu sự hướng dẫn, định hướng. Vì vậy, họ gặp khó trong việc hình thành mối quan hệ thân thiết với con cái. Ảnh: Freepik.

 Kiểu nuôi dạy này đôi khi bị coi là bỏ bê. Phụ huynh có sự tương tác hạn chế với con cái và hiếm khi áp đặt quy tắc. Họ cũng có thể được coi là lạnh lùng và vô tâm, nhưng không phải lúc nào cũng cố ý, vì họ thường phải vật lộn với những vấn đề của riêng mình. Ảnh: Freepik.

Kiểu nuôi dạy này đôi khi bị coi là bỏ bê. Phụ huynh có sự tương tác hạn chế với con cái và hiếm khi áp đặt quy tắc. Họ cũng có thể được coi là lạnh lùng và vô tâm, nhưng không phải lúc nào cũng cố ý, vì họ thường phải vật lộn với những vấn đề của riêng mình. Ảnh: Freepik.

Ngọc Bích

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/4-kieu-nuoi-day-con-pho-bien-kieu-nao-tot-nhat-cho-tre-post1511066.html