4 lầm tưởng tai hại nhất về tủ lạnh, sững người khi đọc cái thứ nhất
Nhiều người lầm tưởng rằng nhiệt độ thấp trong tủ lạnh có thể giết chết các tác nhân gây bệnh, nhưng thực tế thì nó chỉ làm chậm quá trình tăng trưởng của vi khuẩn.
1. Thức ăn nóng cần được làm lạnh trước khi cho vào tủ lạnh
Đây là một trong những quan niệm sai lầm phổ biến nhất liên quan đến tủ lạnh, nhưng thực tế là cơ chế của tủ lạnh được thiết kế để làm lạnh thực phẩm và giữ lạnh.
Trên thực tế, thực phẩm để trên quầy càng lâu thì khả năng vi khuẩn phát triển trên đó càng cao. Tốt hơn hết là chuyển thức ăn thừa vào hộp đựng và cho chúng vào tủ lạnh trong vòng hai giờ sau khi nấu.
2. Vi khuẩn chết cứng
Nhiều người lầm tưởng rằng nhiệt độ thấp trong tủ lạnh có thể giết chết các tác nhân gây bệnh, nhưng thực tế thì nó chỉ làm chậm quá trình tăng trưởng của vi khuẩn.
Nếu thực phẩm để ngoài không khí chỉ sau vài giờ là bị ôi thiu, thì để trong tủ lạnh có thể kéo dài được vài ngày. Vì vậy bạn đừng nên điều chỉnh lại nhiệt kế trong tủ lạnh.
3. Tính năng khử mùi
Hiện nay có rất nhiều dòng tủ lạnh có tính khử mùi và diệt khuẩn cao. Tuy nhiên, không phải việc lạm dụng tính khử mùi của tủ lạnh mà bạn cứ vô tư để thức ăn bừa bãi trong đó. Bạn cũng cần phải lưu ý đậy nắp hộp và không nên để thực phẩm trong tủ lạnh quá lâu nếu không muốn tủ lạnh bốc mùi khó chịu.
4. Đồ hộp đã mở không cất vào tủ lạnh
Thực phẩm đóng hộp đã mở không được để trong tủ lạnh! Các lon này được làm bằng kim loại tấm, sẽ gỉ ngay khi tiếp xúc với ô xy. Tiếp xúc với ô xy có thể làm trầm trọng thêm các chất độc hại như chất làm dẻo bisphenol A.
Những chất này có thể tiếp tục được chuyển vào bên trong lon. Mặc dù có lớp bảo vệ bên trong nhưng nó vẫn thường bị hư hỏng khi mở đồ hộp.
Vì vậy, giải pháp khả thi nhất để bảo quản đồ thừa là cho vào hộp thủy tinh kín hơi hoặc hộp nhựa phù hợp, trước khi cất vào tủ lạnh.
5. Để thịt ở ngăn trên cùng
Đây có thể coi là 1 lỗi sai điển hình trong việc bảo quản và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Ví dụ như, nếu bạn đặt thịt gà sống ở ngăn trên cùng, thì vi khuẩn trong thịt gà có thể rơi xuống bám vào các thực phẩm khác đặt ở ngăn dưới. Nguyên tắc vàng dành cho bạn là thịt sống luôn luôn ở ngăn dưới cùng.
6. Trái cây và rau quả chỉ tươi trong một tuần
Với công nghệ phát triển, tủ lạnh đã trở nên tiên tiến hơn rất nhiều và có thể giữ cho trái cây và rau quả tươi trong tối đa 30 ngày! Điều này có nghĩa là giờ đây, bạn không cần phải đi siêu thị nhiều hơn mà vẫn có thể có rau tươi cho tất cả các bữa ăn của mình.
7. Bỏ đầy thức ăn vào tủ lạnh để tiết kiệm điện
Nhiều người nghĩ rằng bỏ nhiều thức ăn vào tủ lạnh để hơi lạnh không bị lãng phí bởi những khoảng không giữa các thức ăn. Tuy nhiên, điều này càng làm cho tủ lạnh phải hoạt động với tần suất cao hơn và dĩ nhiên là tiêu tốn nhiều điện hơn. Hơn nữa, việc chất nhiều đồ vào tủ lạnh khiến cho hơi lạnh không thể phân bổ đều đến các khay chứa thức ăn nên thức ăn cũng dễ hỏng hơn.
Lily (tổng hợp)