4 loại trái cây trẻ càng ăn nhiều càng dễ ốm

Trái cây là một trong những loại thực phẩm lành mạnh và hay được khuyên nên ăn thường xuyên, nhưng có một số loại đừng cho trẻ ăn quá nhiều kẻo hại nhiều hơn lợi.

Cuối thu, các loại trái cây bắt đầu chín rộ. Trên thị trường có nhiều loại trái cây để bạn lựa chọn cho gia đình giúp tăng đề kháng, bổ sung vitamin, ích cho cơ thể người già, trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, không phải loại quả nào cũng có thể ăn nhiều. Một khi ăn không đúng cách, hoa quả có thể ảnh hưởng đến sự vận chuyển, chuyển hóa của tỳ vị và dạ dày của trẻ.

4 loại trái cây sau cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn vì dễ gây ẩm nặng, tỳ vị kém.

Chuối

Trong 100g chuối tiêu chín có 74g nước; 1,5g protid, 0,4g axit hữu cơ; 22,4g glucid; 0,8g xenluloza, cung cấp được 100 calo, vượt xa các loại quả ngọt khác về cung cấp năng lượng.

Ai cũng biết chuối có tác dụng nhuận tràng, do đó, người đại tiện không đều, khó... khi ăn chuối tiêu sẽ thúc đẩy nhu động ruột, giúp dễ đại tiện. Tuy nhiên, cần lưu ý là ăn quá nhiều chuối có thể khiến phân không thành hình. Ngược lại, nếu trẻ táo bón, ăn chuối có thể khiến trẻ táo nặng hơn.

Quả chuối nhiều lợi ích nhưng cũng có thể gây hại. (Ảnh minh họa)

Trong chuối có chứa các chất tyramine, phenyethyamine, axit amin có tác dụng làm giãn các mạch máu và và làm tăng lưu lượng máu lên não, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé nếu trẻ bị đau đầu.

Quả vải

Vải là món khoái khẩu của nhiều trẻ em, nhưng cha mẹ cần kiểm soát lượng quả trẻ ăn bởi vải thiều là một trong những loại quả có hàm lượng đường tương đối cao, ăn nhiều vải thiều sẽ dẫn đến lượng đường nạp vào cơ thể quá nhiều. Đường cao sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, nội tiết của cơ thể trẻ.

Ngoài ra, ăn quá nhiều vải thiều dễ dẫn đến trẻ bị ẩm, nóng trong, một khi chất ẩm không thể vận chuyển bình thường trong cơ thể sẽ làm tăng gánh nặng cho lá lách và dạ dày, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Xoài

Xoài là loại trái cây nhiệt đới rất được người lớn và trẻ em yêu thích. Tuy nhiên xoài lại là thực phẩm không nên cho trẻ ăn nhiều, cha mẹ cần lưu ý. Xoài tuy ngon nhưng một khi trẻ ăn quá nhiều sẽ dễ gây tích nước trong cơ thể. Một số trẻ thể chất nhạy cảm có thể bị dị ứng sau khi ăn xoài.

Bất kể là người lớn hay trẻ nhỏ, chỉ cần cơ thể lạnh, tỳ vị hư nhược thì tuyệt đối không nên ăn xoài. Nếu trẻ đang trong tình trạng đường ruột không tốt, tình trạng sẽ trầm trọng hơn, sinh ra tiêu chảy, đi ngoài, đầy hơi, lâu ngày sẽ sinh ra bệnh tiêu chảy nặng.

Dưa hấu

Người xưa có câu "mùa thu không nên ăn dưa hấu” kỳ thực cũng có lý nhất định. Tiết trời mùa thu đông ngày càng lạnh, dưa hấu là loại quả có tính lạnh, ăn vào sẽ khiến cho hàn khí dễ xâm nhập vào cơ thể hơn. Nếu cho trẻ nhỏ ăn dưa hấu nhiều vào mùa thu đông dễ làm tổn thương tỳ vị gây tiêu chảy. Ăn dưa hấu thường xuyên cũng sẽ ngăn chặn quá trình thải ẩm ra khỏi cơ thể.

Quả dưa hấu. (Ảnh minh họa).

Cha mẹ cần nắm rõ triệu chứng trẻ tỳ vị hư nhược như sau:

Lớp bột trắng trên lưỡi dày, hơi thở có mùi: Do khả năng vận chuyển và chuyển hóa của tỳ vị và dạ dày giảm sút, rêu lưỡi của trẻ tỳ hư tích tụ thức ăn sẽ dần dày lên, lúc đầu màu trắng, sau chuyển sang màu trắng đục, thậm chí chuyển sang màu vàng, mùi rất hôi khi bệnh nghiêm trọng.

Trẻ hay cáu gắt, khó dỗ.

Trẻ bị tích thức ăn sẽ cảm thấy bụng khó chịu, khiến bé hay cáu gắt, bực dọc..., trẻ nhỏ thậm chí khóc khó dỗ.

Trẻ không thích ăn, kém ăn: Đây là một trong những tình trạng dễ nhận thấy nhất ở trẻ. Nếu trẻ đột nhiên chán ăn, thích ngậm thức ăn trong miệng thì cần lưu ý xem trẻ có bị vấn đề về tỳ vị hay không.

Nâng cao sức đề kháng của lá lách và dạ dày là một trong những cách tốt nhất để tăng cường lá lách. Tỳ vị chi phối quá trình vận chuyển và chuyển hóa, chỉ khi tỳ vị khỏe mạnh thì ẩm và phế trong cơ thể mới được chuyển hóa kịp thời.

Để bảo dưỡng lá lách và dạ dày của trẻ, chúng ta phải chú ý ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Về chế độ ăn uống, nên tránh cho trẻ ăn uống bừa bãi, có thể cho trẻ uống một số loại nước (men tiêu hóa, sữa chua...) dễ tiêu hóa để giúp bảo dưỡng lá lách và dạ dày. Khi lá lách và dạ dày khỏe mạnh, sự tích tụ thức ăn sẽ tự đào thải, các chứng như chiều cao thấp, chậm lớn sẽ dần thuyên giảm.

Ngoài ăn uống, hai thứ này có thể tăng gấp đôi tác dụng bổ tỳ:

Tập thể dục

Mỗi ngày khi có thời gian hoặc cuối tuần khi được nghỉ ngơi, cha mẹ nên đưa con ra ngoài đi dạo, đi bộ và chạy bộ, có thể thúc đẩy nhu động ruột, nâng cao khả năng trao đổi chất của cơ thể.

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc giúp trẻ tiết hormone tăng trưởng bình thường, có lợi cho sự phát triển thể chất. Ngoài ra, việc ngủ đủ còn có thể cho lá lách và dạ dày đủ thời gian nghỉ ngơi và hồi phục, từ đó có thể hấp thu và chuyển hóa thức ăn tốt hơn.

THÙY LINH (DỊCH TỪ ABOLUOWANG)

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/4-loai-trai-cay-tre-cang-an-nhieu-cang-de-om-51202226115543569.htm