4 lưu ý quan trọng khi viết thư cảm ơn sau phỏng vấn
Im lặng sau buổi phỏng vấn dễ khiến bạn tự đánh mất cơ hội việc làm của mình. Bởi với phần lớn các nhà tuyển dụng, họ sẽ ưu tiên chọn ứng viên viết thư cảm ơn sau phỏng vấnhơn người không làm điều này.
Để thư cảm ơn sau phỏng vấn giúp bạn ghi thêm những điểm cuối cùng trước khi nhà tuyển dụng đưa ra quyết định thì không đơn giản. Cụ thể, bạn cần lưu ý 4 nội dung quan trọng dưới đây.
Thời gian gửi thư
Bạn không thể chắc chắn nhà tuyển dụng ra quyết định về kết quả tuyển dụng khi nào khi tìm việc làm tại Ninh Thuận, Bình Thuận hay nhiều khu vực khác. Nếu họ ra quyết định 1 ngày sau buổi phỏng vấn, nhưng 2-3 ngày sau mới gửi thư thì bạn sẽ không đạt được mục đích. Một nguy cơ khác khi gửi chậm trễ là thư của bạn bị bỏ quên, thậm chí nếu có đọc, nhà tuyển dụng không còn nhớ bạn là ai.Chưa kể, nhiều ứng viên khác cũng gửi thư cảm ơn.
Do đó, bạn nên gửi thư cảm ơn càng sớm càng tốt để tận dụng cơ hội ghi điểm với nhà tuyển dụng. Thời gian gửi tốt nhất nên trong vòng từ 12 tiếng sau khi bạn rời phòng phỏng vấn.
Bày tỏ lòng biết ơn
Bạn đừng quên mục đích chính của thư cảm ơn là bày tỏ sự trân trọng cơ hội mà nhà tuyển dụng dành cho bạn. Do đó, trước khi thể hiện bất kỳ điều gì, bạn cần thể hiện sự biết ơn tới nhà tuyển dụng và công ty.
Lời cảm ơn nên xuất phát từ sự chân thành. Bạn không nên làm theo kiểu hình thức, qua loa. Bạn nên hiểu, nhà tuyển dụng không chỉ mất thời gian, công sức mà có thể còn mất nhiều chi phí để có được CV ứng viên cũng như tổ chức một buổi phỏng vấn.
Hơn nữa, bạn đã nhận được lời khuyên giá trị, những kinh nghiệm quý giá từ nhà tuyển dụng. Điều đó có thể giúp bạn thay đổi về mặt tư duy, kinh nghiệm phỏng vấn thậm chí là định hướng nghề nghiệp, mục tiêu cuộc sống… Do đó, hãy bày tỏ sự biết ơn của bạn bằng cách nhắc lại những điều này một cách khéo léo.
Nếu là cuộc phỏng vấn nhóm vàbạn đã trao đổi với nhiều nhà tuyển dụng thì hãy lần lượt nhắc tên và cảm ơn tới từngngười. Nếu bạn có thông tin riêng, đừng ngần ngại gửi thư cảm ơn riêng tới họ.
Sự chân thành và chu đáo của bạn sẽ giúp kết nối sâu hơn với nhà tuyển dụng, từ đó hai bên xây dựng mối quan hệ tốt hơn. Mối quan hệ này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho bạn trong công việc sau này.
Cá nhân hóa thư cảm ơn
Rất nhiều bạn chỉ coi gửi thư cảm ơn như một thủ tục cần hoàn thành. Họ sẵn sàng sao chép lại nội dung thậm chí tải mẫu thư trên mạng và gửi đi mà không chỉnh sửa điều gì. Đây là sai lầm đáng tiếc thậm chí còn khiến bạnmất điểm hơn cả hành động không gửi thư. Nó cho thấy sự đối phó, sự cẩu thả, thiếu chuyên nghiệp và thiếu tôn trọng của bạn với nhà tuyển dụng.
Bạn cần viết thư cảm ơn sau phỏng vấn mang màu sắc cá nhân. Hãy tìm lại câu chuyện, chủ đề thú vị mà bạn và nhà tuyển dụng đã trao đổi trong buổi phỏng vấn và nhắc lại. Lời nhắc sẽ giúp nhà tuyển dụng nhớ bạn là ai.
Thêm nữa, hãy cho thấy sự quan tâm của bạn tới công việc. Bạn coi trọng cơ hội việc làm, rất hứng thú nếu được đóng góp giá trị cho doanh nghiệp. Do đó, bạn sẵn sàng cung cấp thêm thông tin để hỗ trợ nhà tuyển dụng trong quá trình đưa ra quyết định.Tuy nhiên, nếu xác định đây chưa phải công việc tìm kiếm thì hãy chia sẻ để nhà tuyển dụng nắm bắt. Ít nhất, họ đánh giá sự trung thực của bạn đồng thời giúp hai bên tiết kiệm thời gian của nhau.
Ngắn gọn, không sai lỗi chính tả
Thư cảm ơn sau phỏng vấn quan trọng nhưng đòi hỏi sự cô đọng và ngắn gọn. Bạn cần chắt lọc câu từ để đảm bảo truyền tải được hết nội dung nhưng không sa vào dài dòng, kể chuyện.
Bạn cần chắc chắn vấn đề đưa ra là điều nhà tuyển dụng mong chờ nhất, không nên thông tin đã nói trong thư xin việc, CV.
Nội dung thư nên rõ ràng, mạch lạc với các đoạn riêng biệt để dù lướt qua, nhà tuyển dụng cũng nắm được thông tin bạn đề cập. Cuối cùng, trước khi gửi thư, bạn đảm bảo không mắc bất kể lỗi nào về câu từ, chính tả...
Viết thư cảm ơn sau phỏng vấn sẽ giúp tăng cơ hội trúng tuyển. Bạn sẽ ghi điểm với nhà tuyển dụng nếu áp dụng tốt 4 lưu ý quan trọng trên đây. Chúc bạn thành công!
Nam Khánh