4 lý do ngáng đường Trung Quốc vươn tới vị trí siêu cường
Khủng hoảng dân số là một trong những thách thức cản trở Trung Quốc trở thành nước siêu cường...
Trung Quốc đang đối mặt nhiều thách thức như dân số, sức ép nợ nần... - Ảnh: Telegraph
Hiện nay, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ trở thành một siêu cường trong thế kỷ 21 nhờ vào dân số đông và nền kinh tế không ngường tăng trưởng.
Tuy nhiên, trong một bài đăng mới đây trên Telegragh, ông Charles Parton, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc và từng là cố vấn Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Anh, đã chỉ ra 4 lý do điều này khó có thể xảy ra.
KHÔNG CÒN LỢI THẾ VỀ DÂN SỐ
Theo ông Charles Parton, thách thức lớn nhất đối với con đường trở thành siêu cường của Trung Quốc chính là dân số tăng chậm nhưng lại già hóa nhanh.
Kết quả cuộc tổng điều tra dân số 10 năm/lần trong năm 2020 công bố ngày 11/5 cho thấy dân số ở Trung Quốc đại lục chỉ tăng 5,38% trong thập kỷ qua, đạt 1,41 tỷ người. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ khi Trung Quốc bắt đầu thực hiện điều tra dân số theo phương pháp hiện đại vào năm 1953.
Dân số Trung Quốc hiện là 1,41 tỷ người - Ảnh: Reuters
Bên cạnh đó, với dân số già hóa hiển hiện trước mắt, Trung Quốc sớm muộn gì cũng phải tăng tuổi nghỉ hưu.
Trên thực tế, lực lượng lao động của Trung Quốc đã bắt đầu giảm với nhóm tuổi 15-59 giảm 6,79% so với năm 2010. Theo ông Parton, sự suy giảm tronng tỷ lệ sinh rất khó, nếu không muốn nói là không thể, đảo ngược. Phụ nữ Trung Quốc giờ đây có xu hướng ngại sinh đẻ.
Trong những tháng gần đây, truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày càng bi quan về triển vọng dân số, nói rằng dân số có thể sẽ bắt đầu giảm trong vài năm tới. Liên hiệp quốc dự báo dân số Trung Quốc đại lục sẽ đạt đỉnh vào năm 2030 rồi bắt đầu giảm.
Tỷ lệ sinh thấp đồng nghĩa với việc lực lượng lao động của Trung Quốc ngày càng thu hẹp phải chăm sóc lượng người nghỉ hưu ngày càng tăng nhanh.
Trên thực tế, lực lượng lao động của Trung Quốc đã bắt đầu giảm với nhóm tuổi 15-59 giảm 6,79% so với năm 2010. Theo ông Parton, sự suy giảm tronng tỷ lệ sinh rất khó, nếu không muốn nói là không thể, đảo ngược. Phụ nữ Trung Quốc giờ đây có xu hướng ngại sinh đẻ.
Bên cạnh đó, sự mất cân bằng giới tại Trung Quốc cũng là vấn đề gây lo ngại. Năm 2010, số lượng bé trai được sinh ra cao hơn 1,18 lần so với bé gái. Năm 2020, tỷ lệ này là 1,11. kết quả là, Trung Quốc bước vào thời kỳ mà khoảng 30-40 triệu nam giới trong độ tuổi 20-45 không thể tìm được bạn đời.
Chính sách khuyến khích để con giờ đây không có nhiều tác dụng trong những xã hội tự do như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore hay Nhật Bản.
SỨC ÉP NỢ NẦN
Khối nợ của Trung Quốc không ngừng tăng lên - Ảnh: Xinhua
Theo ông Parton, thách thức thứ hai đối với Trung Quốc là gánh nặng nợ. Khối nợ công của nước đang không ngừng tăm lên.
"Việc phân bổ vốn cũng không hiệu quả. Điều này đã diễn ra một thời gian dài. Trung Quốc có thể tránh được khủng hoảng trong vài năm nhưng cuối cùng 'trái đắng' vẫn đè lên vai người dân, doanh nghiệp hoặc nhà nước. Dù thế nào, vấn đề này cũng gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế bền vững - yếu tố quan trọng để trở thành một siêu cường", chuyên gia về Trung Quốc nhấn mạnh.
Theo ước tính từ Viện Tài chính Quốc tế (IFF), tổng số nợ trong nước của Trung Quốc đã lên tới 317% GDP trong quý 1/2020, từ mức 300% quý trước đó. Đây là mức tăng nợ hàng quý lớn nhất trong lịch sử. Theo số liệu từ Cục Quản lý Ngoại hối Trung Quốc, nợ nước ngoài của nước này đạt 2.050 tỷ USD trong quý 4/2019. Năm 2019, chính quyền các địa phương Trung Quốc đã phát hành tổng cộng 4.360 tỷ Nhân dân tệ (614 tỷ USD) trái phiếu.
KHỦNG HOẢNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Hạn hán tại tỉnh An Huy ngày 22/10/2019 - Ảnh: IC
Theo ông Parton, hạn hán ít được đề cập đến nhưng gây ra tác động kinh tế và xã hội có thể rất tàn khốc. Hiện tại, 12 tỉnh phía bắc Trung Quốc, chiếm khoảng 50% sản lượng công nghiệp, sản xuất điện, nông nghiệp và dân số, đang phải chịu cảnh khan hiếm nước.
Việc chuyển nước từ phía Nam, nơi chiếm 80% lượng nước, qua Dự án vận chuyển nước Nam Bắc, chỉ là giải pháp ngắn hạn.
"Trong khoảng 20 năm tới, khoảng 28.000 con sông tại Trung Quốc sẽ biến mất, do đó mô hình hiện tại của nước này hoàn toàn không bền vững", ông Parton nhận xét.
BẤT CẬP TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC
70% trẻ em Trung Quốc sống ở nông thôn - Ảnh: IC
Thách thức cuối cùng với mục tiêu Trung Quốc siêu cường là những bất cập trong hệ thống giáo dục. Hiện tại, chỉ 30% lực lượng lao động của Trung Quốc hoàn thành chương trình phổ thông cơ sở.
"Không quốc gia nào có thể thoái khỏi bẫy thu nhập trung bình với lực lượng lao động có chưa tới 60% hoàn thành chương trình cấp 2. Nỗ lực để cải thiện điều này cần rất nhiều thời gian", ông Parton nói.
Hiện tại, 70% trẻ em Trung Quốc sống ở nông thôn (bởi dân thành thị ít sinh con hơn) và phần lớn bị suy dinh dưỡng.
Ông Parton cho biết các chương trình đào tạo nghề sau đó cũng không thể tạo ra lực lượng lao động có tay nghề tốt trong lĩnh vực công nghệ cao.
"Nếu không có nền tảng kinh tế vững chắc, Trung Quốc khó có thể thay thế Trung Quốc trở thành siêu cường của thế giới. Nước này thậm chí không thể duy trì vị trí một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới trong dài hạn", ông Parton nhận định. "Đó là chưa kể những căng thẳng trong quan hệ quốc tế, bất ổn chính trị...".
Nguồn VnEconomy: https://vneconomy.vn/4-ly-do-ngang-duong-trung-quoc-vuon-toi-vi-tri-sieu-cuong.htm