4 trường hợp không được giải quyết trợ cấp tai nạn lao động, nên cẩn thận kẻo mất quyền lợi

Khi bị tai nạn lao động, người sử dụng lao động và quỹ bảo hiểm tai nạn lao động có trách nhiệm hỗ trợ người lao động. Tuy nhiên sẽ có 4 trường hợp sẽ không được nhận trợ cấp tai nạn lao động.

Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng

Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH, mức trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng được tính như sau:

Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.

- m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).

- L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định 88/2020/NĐ- CP.

- t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định 88/2020/NĐ-CP.

Trường hợp nào không được giải quyết trợ cấp tai nạn lao động

4 trường hợp tai nạn lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động.

4 trường hợp tai nạn lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động.

Tại khoản 1 Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định về 4 trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động như sau:

Trường hợp 1: Bị tai nạn thuộc các trường hợp quy định nhưng mức độ suy giảm khả năng lao động dưới 5%.

Theo khoản 1 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, các tai nạn được xem xét hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm:

- Tai nạn xảy ra tại nơi làm việc và trong giờ làm việc.

- Tai nạn xảy ra xgoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi người lao động thực hiện công việc theo yêu cầu của phía người sử dụng lao động.

- Tai nạn xảy ra trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Trường hợp 2: Bị tai nạn do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra tai nạn cho người đó mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Trường hợp 3 : Bị tai nạn do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.

Trường hợp 4: Bị tai nạn do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Các chất ma túy, chất gây nghiện trong trường hợp này là các chất thuộc Danh mục chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định 57/2022/NĐ-CP.

Mức trợ cấp tai nạn lao động là bao nhiêu

Căn cứ Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định về trợ cấp tai nạn lao động, cụ thể như sau:

- Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động;

- Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tính theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH.

Ttc = Tbt x 0,4

Trong đó:

- Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).

- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).

Hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định về hồ sơ bồi thường, trợ cấp. Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, hồ sơ bao gồm:

- Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, cấp tỉnh, hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương.

- Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động hoặc tỷ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của tòa án đối với những trường hợp mất tích.

- Quyết định trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động.

- Văn bản xác nhận bị tai nạn trên đường đi và về (nếu có), đối với trường hợp không có biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn và biên bản điều tra tai nạn giao thông.

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/4-truong-hop-khong-duoc-giai-quyet-tro-cap-tai-nan-lao-dong-nen-can-than-keo-mat-quyen-loi-172231016104039757.htm