5 loại chất chữa cháy kỳ diệu được dùng khi 'bà hỏa' nổi cơn thịnh nộ

Hiện nay, có nhiều loại chất dùng chữa cháy phổ biến và rẻ tiền. Tuy nhiên mỗi loại có thể dập tắt được loại đám cháy nhất định. Bài viết dưới đây gửi đến bạn đọc những thông tin thiết thực nhất về các chất chữa cháy được áp dụng khi có cháy xảy ra.

Chất chữa cháy là gì?

Chất chữa cháy là các chất làm giảm tốc độ cháy tức thời, hỗ trợ dập tắt đám cháy hiệu quả. Thông thường, cháy nổ xảy ra đem đến một lượng nhiệt lớn thiêu hủy tất cả và thường phát sinh bất ngờ.

Để hạn chế sự việc xảy ra làm tổn thất tài sản thì các đơn vị cơ quan, văn phòng, nhà ở đều phải trang bị các dụng cụ chứa chất chữa cháy.

Các phương pháp chữa cháy cơ bản

Có 4 phương pháp chữa cháy cơ bản khi có đám cháy bất ngờ xảy ra:

Chữa cháy bằng phương pháp làm lạnh

Chữa cháy bằng phương pháp làm lạnh là cách làm hạ nhiệt độ của chất cháy xuống thấp hơn nhiệt độ bốc cháy của nó. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu để dập những đám cháy chất rắn.

Trong thực tế, nước thường dùng để dập tắt nhiều chất cháy khác nhau. Tuy nhiên, nước lại có tác dụng mạnh với các kim loại kiềm, kiềm thổ và một số chất khác. Chính vì vậy, đối với những đám cháy có các loại chất này nên chú ý sử dụng nước khi áp dụng vào các cách chữa cháy cơ bản.

Chữa cháy bằng ngăn cách oxy với chất cháy (cách ly)

Đây là phương pháp cách ly oxy với chất cháy, tách rời chất cháy ra khỏi đám cháy. Người ta sẽ dùng các thiết bị, chất chữa cháy đậy phủ lên bề mặt của chất cháy, sau đó loại bỏ oxy trong không khí với vật cháy và nhanh chóng di chuyển vật cháy ra khỏi vùng cháy.

Phương pháp này có ý nghĩa chống cháy lan và tạo ra sự ngăn cách giữa những khu vực đang cháy với những khu vực xung quanh chỗ bị cháy. Trong chữa cháy, người ta có thể sử dụng các phương pháp cách ly bằng lớp bột chữa cháy, bộ phận ngăn cháy bằng cách tạo khoảng cách.

Phương pháp này sẽ được áp dụng để dập tắt hầu hết các dạng đám cháy, bên cạnh đó người ta cũng sẽ phải kết hợp phun nước để loại trừ đám cháy quay trở lại.

Chữa cháy bằng phương pháp kìm hãm phản ứng cháy

Đây là phương pháp nhằm loại bỏ khả năng hoạt động của phản ứng cháy chuỗi bằng cách đưa các chất chữa cháy vào gốc lửa làm phản ứng cháy chậm lại hoặc ngăn không cho nó lây lan.

Chữa cháy bằng phương pháp giảm nồng độ các chất phản ứng

Phương pháp này có tác dụng làm cho nồng độ của các chất tham gia phản ứng cháy giảm xuống thấp hơn giới hạn nồng độ bốc cháy thấp của đám cháy.

Phương pháp này thực chất được sử dụng là để tạo nên một màng ngăn hạn chế sự tiếp xúc của oxy với chất cháy bằng cách phun nước, phun sương hơi nước, khí trơ, bột chữa cháy và các sản phẩm cháy (khói, khí không cháy).

Chất chữa cháy là các chất làm giảm tốc độ cháy tức thời, hỗ trợ dập tắt đám cháy hiệu quả.

Chất chữa cháy là các chất làm giảm tốc độ cháy tức thời, hỗ trợ dập tắt đám cháy hiệu quả.

Các biện pháp chữa cháy cơ bản

Chữa cháy theo mặt lửa

Biện pháp chữa cháy theo mặt lửa được áp dụng trong trong những trường hợp khi đám cháy có dấu hiệu cháy lan. Với những đám cháy này, người chỉ huy phải bố trí lực lượng và các phương tiện chữa cháy ở những phần mặt ngoài đám cháy đang diễn ra quá trình cháy lan. Bên cạnh đó, người ta sẽ tiến hành dập tắt từ phía ngoài diện tích đám cháy, rồi dần dần tiến tới dập tắt toàn bộ đám cháy.

Chữa cháy theo chu vi

Phương pháp chữa cháy này được áp dụng khi có đủ nguồn lực dập tắt đám cháy trên toàn bộ diện tích của nó, hoặc trong trường hợp đám cháy đang phát triển theo nhiều hướng mà mức độ đe dọa của đám cháy tới các hướng đó là ngang nhau. Điều đó có nghĩa nếu không dập tắt kịp thời thì đám cháy sẽ phát triển và lây lan, gây hậu quả nghiêm trọng. Trong trường hợp này, đòi hỏi phải huy động số lượng lực lượng và phương tiện đủ lớn để có thể chữa cháy theo chu vi của nó.

Chữa cháy theo thể tích

Biện pháp này được áp dụng khi dập tắt các đám cháy bằng khí trơ hoặc bằng bọt hòa không khí. Phương pháp này áp dụng đối với các đám cháy trong hầm cáp điện hoặc trong hầm kín, hầm ngầm có khối tích không quá lớn.

Cách phân loại đám cháy thường gặp

Đám cháy được phân loại theo vật liệu bị cháy và được phân thành 5 loại theo thứ tự bảng chữ cái như sau:

- Đám cháy loại A: Vật liệu bị cháy là chất rắn, như: gỗ, giấy, vải, rác và những vật liệu thông thường khác.

- Đám cháy loại B: Vật liệu bị cháy là chất lỏng, như: xăng, dầu, sơn…

- Đám cháy loại C: Vật liệu bị cháy là các thiết bị điện và liên quan tới điện.

- Đám cháy loại D: Vật liệu bị cháy là kim loại và hợp kim dễ cháy.

- Đám cháy loại E: Vật liệu bị cháy là khu bếp nấu (dầu hoặc chất béo động thực vật).

Tùy theo từng loại đám đám cháy mà sẽ lựa chọn chất chữa cháy phù hợp nhất.

Bình chữa cháy dạng bột rất đa dạng và để chữa cháy các dòng vật liệu cháy khác nhau.

Bình chữa cháy dạng bột rất đa dạng và để chữa cháy các dòng vật liệu cháy khác nhau.

Các loại chất chữa cháy thông dụng hiện nay

Chất chữa cháy dạng bọt foam

Chất chữa cháy dạng bọt foam có tác dụng ngăn không cho oxy tiếp xúc với đám cháy. Và được áp dụng cho các đám cháy loại A, B, C, E. Hiện nay, trên thị trường bình chữa cháy dạng foam với 2 loại chính là bình Foam 9 lít thích hợp với không gian hộ gia đình nhỏ, cửa hàng, nhà hàng, … còn loại bình 45 lít sử dụng trong không gian như nhà máy, nhà xưởng, …

Chất chữa cháy dạng khí CO2

Trong số các loại chất chữa cháy có thể kể đến chất chữa cháy dạng khí nén như: CO2, STAT-X, NITO, FM-200, NOVEC1230. Và khí CO2 được sử dụng phổ biến tại các cửa hàng, nhà kho, gia đình… Chất chữa cháy dạng khí nén hoạt động với nguyên lý là làm giảm nồng độ oxy xuống dưới 14%, ngăn đám cháy loại ABC. Dùng bình khí phun tránh không để bắn lên người bởi sẽ gây bỏng lạnh nguy hiểm. Ưu điểm của khí CO2 đó là sau khi phun, chất chữa cháy sẽ tan trong không khí.

Ngoài ra, chất chữa cháy dạng khí FM-200 và Novec1230 với khả năng hấp thụ nhiệt mạnh, đồng thời giúp dập tắt đám cháy mà không phải giảm nồng độ oxy. Còn chất Stat-X có tác dụng bẻ gãy chuỗi phản ứng hóa học gây cháy.

Chất chữa cháy dạng bột khô

Các chất chữa cháy dạng bột khô bao gồm bột ABC, BC. Dạng bột khô này hoạt động với nguyên lý đó là cách ly và tự làm loãng nồng độ oxy tiếp xúc với đám cháy. Trên mỗi bình chữa cháy có ký hiệu là ABC, BC, tùy theo mỗi ký hiệu mà áp dụng cho đám cháy loại A, B và C. Đối với đồ điện tử không dùng chất chữa cháy bởi vì nó sẽ làm hỏng các vi mạch điện tử.

Sử dụng nước để chữa cháy

Nước là chất được dùng để dập tắt đám cháy thông dụng, giá thành rẻ và dễ sử dụng. Nước hấp thụ nhiệt của đám cháy và áp dụng cho các đám cháy loại A, không dùng cho đám cháy loại B, C.

Tuy nhiên, nghiêm cấm dùng nước để dập tắt đám cháy xăng, dầu bởi vì xăng, dầu nhẹ hơn nước, không hòa tan được trong nước khiến đám cháy phức tạp hơn. Đối với những nơi có điện, phải ngắt hết nguồn điện trước khi dập lửa.

Các chất chữa cháy khác

Một số các chất chữa cháy cơ bản bản khác có thể kể đến như: chăn mềm đã dúng nước, đất, cát, dung dịch muối. Trong đó:

Đất cát dễ sử dụng, tốn chi phí và dễ kiếm. Đây là chất chữa cháy dựa trên nguyên lý hấp thụ nhiệt, để làm hạ nhiệt độ của đám cháy, việc phủ cát lên bề mặt cũng ngăn oxy và dập tắt đám cháy.

Chăn màn nhúng nước với khả năng ngăn cách đám cháy với oxy bên ngoài, giảm nhiệt lượng đám cháy.

Dung dịch muối: khi muối rơi vào bề mặt cháy giúp tạo một lớp màng cách ly với oxy.

L.Vũ (th)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/5-loai-chat-chua-chay-ky-dieu-duoc-dung-khi-ba-hoa-noi-con-thinh-no-172230927110422201.htm