5 loại gia vị tốt hỗ trợ ngăn ngừa viêm ruột
Sức khỏe đường ruột rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, khi bị viêm có thể gây ra một loạt vấn đề. Tham khảo một số loại gia vị có thể giúp giảm viêm và thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh.
Nội dung
1. 5 loại gia vị tốt nhất để chống viêm ruột
2. Một số cách khác hỗ trợ phòng ngừa viêm ruột
Dấu hiệu đặc trưng của viêm ruột là tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, sụt cân và chảy máu trực tràng. Tuy nhiên, một số trường hợp chỉ biểu hiện với những triệu chứng nhẹ nên dễ bị bỏ qua dấu hiệu cảnh báo về tình trạng suy nhược nghiêm trọng do các biến chứng nguy hiểm.
Hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh rất cần thiết cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. GS.TS Lê Danh Tuyên, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, đường ruột là nơi tập trung tập trung tới hơn 70% thành phần hệ miễn dịch và cũng chính là địa điểm hệ miễn dịch và vi khuẩn gặp nhau. Hệ miễn dịch đường ruột cùng với sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột ngày càng được khẳng định là có vai trò quan trọng đối với nhiều vấn đề sức khỏe như hội chứng ruột co thắt, hội chứng chuyển hóa, béo phì, đái tháo đường type 2…
Ngoài ra còn có các mối liên hệ chặt chẽ giữa sức khỏe đường ruột, hệ thống miễn dịch và những thực phẩm ăn vào. Tham khảo 5 loại gia vị được nghiên cứu chứng minh là hỗ trợ tăng cường trao đổi chất mang lại cho hệ tiêu hóa một sự thay đổi giúp đường ruột khỏe mạnh.
1. 5 loại gia vị tốt nhất để chống viêm ruột
1.1 Nghệ
Một muỗng canh bột nghệ chứa: 29 calo, 0,91g protein, 0,31g chất béo, 6,31g carbohydrate, 2,1g chất xơ, 0,3 g đường.
Nghệ là một loại gia vị có màu vàng tươi thường được sử dụng trong ẩm thực. Nghệ chứa chất curcumin, một thành phần có lợi trong hỗ trợ điều trị bệnh. Có thể sử dụng để giảm đau, giảm viêm và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Chất curcumin góp phần giúp giảm viêm trong ruột bằng cách ức chế sản xuất các cytokine gây viêm.
Nghệ đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Do đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, nghệ góp phần giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, thậm chí còn là phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích. Hãy thêm ¼ thìa cà phê bột nghệ vào thức ăn hằng ngày.
1.2 Gừng
5 lát gừng (11g) chứa: 9 calo, 0,2g protein, 0g chất béo, 2g carbohydrate, 0,2g chất xơ, 0,2g đường.
Gừng là một loại gia vị khác có đặc tính chống viêm và thân thiện với tiêu hóa. Gừng từ lâu đã được sử dụng để làm giảm buồn nôn, nôn, đầy hơi và say tàu xe.
Gingerols và shogaols trong gừng là những hợp chất hoạt tính sinh học có đặc tính chống viêm. Ngoài ra, gừng có thể làm giảm khí và đầy hơi bằng cách kích thích sản xuất các enzym tiêu hóa. Thêm gừng vào các bữa ăn tốt cho người bệnh tiêu hóa hay người bị viêm loét đại tràng. Hoặc pha một ít trà gừng bằng cách thêm vài lát gừng tươi vào nước sôi để trong 10 phút rồi uống.
1.3 Quế
Một thìa cà phê quế xay 2,6 g chứa: 6,42 calo, 0g protein, 0g chất béo, 2,1g carbohydrate, 1g chất xơ, 0g đường.
Quế là một loại gia vị ấm, có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, đồng thời là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời. Quế hỗ trợ sản xuất các enzyme tiêu hóa, giúp giảm đầy hơi, đầy hơi và khó tiêu. Loại gia vị này có chứa một hợp chất gọi là cinnamaldehyde, có thể giúp chống lại chứng viêm, điều chỉnh lượng đường trong máu và có đặc tính kháng khuẩn giúp cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột. Y học phương Đông từ lâu đã kết hợp quế để giúp chữa lành cảm lạnh, khó tiêu và các vấn đề về đường tiêu hóa.
1.4 Bạc hà
Một muỗng canh bạc hà tươi chứa: 2,24 calo, 0,12g protein, 0,03g chất béo, 0,48g Carbohydrate, 0,26g chất xơ, 0g đường.
Bạc hà là một loại thảo mộc tươi mát thường được sử dụng để làm dịu các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi. Bạc hà có chứa một hợp chất gọi là tinh dầu bạc hà. Tinh dầu bạc hà có thể làm giảm các dấu hiệu viêm ruột ở những người mắc hội chứng ruột kích thích. Tinh dầu chiết xuất từ bạc hà được cho là có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe đường ruột, làm dịu cơn đau bụng và co thắt bằng cách tác động đến các cơn co thắt của cơ trơn trong ruột.
1.5 Rễ cam thảo
14g rễ cam thảo chứa: 53 calo, 0g protein, 0g chất béo, 13g carbohydrate, 0g chất xơ, 9,8g đường.
Rễ cam thảo là một loại thảo mộc có vị ngọt thường được sử dụng trong y học cổ truyền. Rễ cam thảo chứa hợp chất glycyrrhizin có tác dụng chống viêm. Rễ cam thảo được sử dụng để làm dịu ruột, làm giảm chứng trào ngược acid và chứng khó tiêu. Glycyrrhizin trong rễ cam thảo là một chất chống viêm, đồng thời còn có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn.
Mặc dù các loại gia vị trên phổ biến trong đời sống, trong chế biến các món ăn và là vị thuốc nhưng không nên sử dụng tùy tiện. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng khi dùng liên tục, nhất là đối với người có sức khỏe kém, có bệnh mạn tính.
2. Một số cách khác hỗ trợ phòng ngừa viêm ruột
Để bổ sung cho lợi ích của việc thêm các loại gia vị vào chế độ ăn uống nên thực hiện một số thói quen sinh hoạt khác giúp tăng cường sức khỏe đường ruột và giảm viêm.
Ăn nhiều loại trái cây và rau: Trái cây, rau quả rất giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác giúp hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, cung cấp nguồn prebiotic để hỗ trợ hệ vi sinh vật khỏe mạnh. Thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên, mang lại các lợi ích trao đổi chất bổ sung như giảm cholesterol và lượng đường trong máu khỏe mạnh, vì vậy, cố gắng ăn các loại trái cây, rau củ nhiều màu sắc.
Hạn chế thực phẩm siêu chế biến và đường bổ sung: Đường bổ sung quá mức có thể phá vỡ hệ vi sinh vật đường ruột và góp phần gây viêm. Vì vậy, nên tiêu thụ thực phẩm tự nhiên, giàu chất dinh dưỡng càng nhiều càng tốt.
Quản lý căng thẳng: Căng thẳng mạn tính có thể góp phần gây viêm và tác động tiêu cực đến sức khỏe đường ruột. Kết hợp các thói quen chống lại căng thẳng vào thói quen hàng ngày, chẳng hạn như thiền, yoga hoặc thở sâu.
Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đã được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy một nhóm vi khuẩn đa dạng, khỏe mạnh trong ruột. Nên ngủ đủ bảy đến tám giờ mỗi đêm để hỗ trợ sức khỏe đường ruột và sức khỏe tổng thể.