5 loại thực phẩm giàu đạm dành cho trẻ
Đạm rất cần thiết trong quá trình trẻ phát triển, cha mẹ nên tập trung vào một số loại thực phẩm đặc biệt.
Protein (đạm) là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể người, có liên quan mật thiết tới sức khỏe, sự phát triển, tăng trưởng chiều cao, phục hồi vết thương… Đặc biệt đối với trẻ em đang trong quá trình phát triển, đạm lại càng cần được chú trọng. Vì thế, trong bữa ăn hàng ngày, cha mẹ nên tăng cường các loại đạm chất lượng cao cho con mình.
Nếu trẻ bị thiếu đạm, móng tay sẽ dễ gãy, mau đói, sụt cân, vết thương chậm hồi phục, hay bị cảm lạnh, giảm trí nhớ…
Trong tiềm thức của mọi người, đạm có nhiều trong sữa, chỉ cần con uống sữa mỗi ngày là sẽ cung cấp đủ lượng đạm cơ thể cần. Trẻ càng nhỏ thì nhu cầu đạm càng nhiều. Ví dụ, trẻ 9 tuổi nặng 30kg cần 60g đạm mỗi ngày, trong khi hàm lượng đạm trong sữa là khoảng 3g/100ml. Nếu mỗi ngày trẻ chỉ uống 200ml sữa, cơ thể chỉ nhận được có 6g đạm.
Nếu không phải là loại thực phẩm chuyên biệt, phần lớn các món ăn đều không cung cấp đủ lượng đạm trẻ cần mỗi ngày, điều này có thể khiến trẻ bị thiếu đạm. Vì thế, cha mẹ nên tăng cường đạm chất lượng cao trong các bữa ăn hàng ngày cho trẻ, đặc biệt là các loại thực phẩm dưới đây.
Những loại thực phẩm giàu đạm nên cho trẻ ăn thường xuyên
1. Đậu nành
Hàm lượng đạm là 35g/100g.
Nhiều người không ngờ thực phẩm có hàm lượng đạm cao nhất không phải sữa bò mà là đậu nành.
Đậu nành rất giàu protein, các axit amin chứa trong đậu nành rất giống với protein động vật, dễ dàng được cơ thể con người hấp thụ và sử dụng. Đồng thời đậu nành còn chứa isoflavone, có thể điều chỉnh estrogen của con người.
Ngoài ra, đậu nành còn chứa các loại vitamin, muối vô cơ và các chất dinh dưỡng khác, là một loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể.
Đậu nành được ví như "thần dược" cho phụ nữ, các bé gái nên ăn thường xuyên để cung cấp đạm cho cơ thể cần, các bé trai nên ăn ở mức vừa phải.
2. Thịt nạc của gia súc
Hàm lượng đạm là 20,5-22,6g/100g.
Các loại thịt nạc từ bò, lợn, cừu chứa hàm lượng đạm không chênh lệch nhiều, trong đó thịt bò là cao nhất (22,6g), thịt cừu là thấp thấp nhất (20,5g), thịt lợn vừa phải (20,7g).
Thịt từ gia súc nên là thực phẩm chính bổ sung đạm hàng ngày cho trẻ, nhưng tốt nhất là thịt nạc, không phải thịt mỡ.
3. Thịt gà, vịt, cá, tôm
Hàm lượng đạm tương ứng là 20,3g, 15,5g, 18g, 16,8g/100g.
Thịt từ gia cầm, cá, tôm là những loại thực phẩm bổ sung đạm tốt nhất, chứa hàm lượng chất béo thấp, giàu đạm chất lượng cao. Đặc biệt, ức gà chứa nhiều axit béo không no và phospholipid có lợi cho cơ thể con người.
Ngoài đạm, thịt vịt còn rất giàu vitamin nhóm B, canxi,… Tỷ lệ các loại axit béo khác nhau rất lý tưởng, có thể điều chỉnh lượng cholesterol trong cơ thể ở một mức độ nhất định. Đây là một loại thực phẩm giàu đạm chất lượng cao.
Tùy theo từng loại cá mà hàm lượng đạm cũng khác nhau, nhưng hầu hết đều ở mức cao. Cá diếc có hàm lượng đạm thấp nhất là 13g/100g. Ngoài ra, thịt cá còn chứa nhiều loại vitamin và các chất dinh dưỡng khác, rất có lợi cho cơ thể con người.
Tôm rất ngon và bổ dưỡng, được nhiều trẻ em thích. Ngoài hàm lượng đạm cao, tôm còn chứa rất nhiều canxi và các chất dinh dưỡng khác, có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
4. Trứng
Hàm lượng đạm là 13,1g/100g.
Cũng giống như sữa, trứng cũng là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Ngoài một lượng lớn đạm, trứng còn chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của con người. Điều quan trọng là các chất dinh dưỡng này rất dễ được cơ thể hấp thụ, đạt tới 98%.
5. Sữa
Hàm lượng đạm là 3,3g/100g.
Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nó không chỉ giàu đạm mà còn chứa nhiều axit amin, canxi cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Mặc dù sữa có thể bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng nó không phải là thực phẩm giàu đạm nhất.