5 sự thật nhất định phải biết về vaccine Covid-19
Mới đây, Fortune đăng tải bài viết bàn về sự thật của 5 tin đồn phổ biến nhất về vaccine Covid-19 trên khắp thế giới.
Xung quanh việc sản xuất và tiêm vaccine Covid-19 tồn tại rất nhiều tin đồn thất thiệt. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của nhiều người khi đưa ra quyết định có nên tiêm vaccine hay không. Mới đây, Fortune đã đăng tải bài viết bàn về sự thật của 5 tin đồn phổ biến nhất về vaccine Covid-19 trên khắp thế giới.
Vaccine mRNA không làm thay đổi AND
Hai loại vaccine của Mỹ là Pfizer và Moderna sử dụng công nghệ mRNA để đưa một đoạn mã virus vào cơ thể nhằm giúp cho hệ miễn dịch nhận diện được virus Covid-19. Từ đó, hệ miễn dịch sẽ chủ động bảo vệ và tấn công virus khi nó xâm nhập vào cơ thể.
mRNA được đưa vào tế bào chất trong cở thể và biến thành các protein. Các protein này sẽ kích thích hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với virus. Tuy nhiên, mRNA không thể vào được nhân tế bào - nơi chứa AND. Vì vậy, nó không thể làm thay đổi ADN của cơ thể.
Vaccine Covid-19 chịu nhiều tin đồn thất thiệt. (Ảnh minh họa)
Vaccine không làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản
Nhiều thông tin trên mạng xã hội cho rằng vaccine Covid-19 có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người được tiêm. Tuy nhiên, không có dữ liệu nào chứng minh được điều đó. Thực ra, tin đồn này xuất phát từ thông tin liên quan đến loại vaccine HPV có tác dụng chống ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, những người phản đối đã gán tin đồn này cho vaccine Covid-19.
Điều đáng nói là tin đồn ày khiến cho nhiều phụ nữ mang thai không dám tiêm phòng Covid-19 mặc dù trên thực tế, họ có nguy cơ mắc bệnh và tử vong do Covid-19 cao hơn so với những người khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vaccine Covid-19 hoàn toàn an toàn và có hiệu quả với những người mang thai.
Một số thông tin cho rằng vaccine Covid-19 có thể ảnh hưởng tới chu kì kinh nguyệt của phụ nữ. Tuy nhiên, theo bác sĩ phụ khoa Jen Gunter, về lý thuyết, vaccine có thể tác động vào niêm mạc tử cung khiến nó bị bong tróc và đẩy ra ngoài cơ thể trong thời kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, sự thay đổi đó rất có thể chỉ là ngẫu nhiên. Điều đáng nói là 25% phụ nữ có thể thay đổi chu kỳ kinh nguyệt do bệnh Covid-19.
Phụ nữ mang thai cần phải tiêm vaccine Covid-19. (Ảnh minh họa)
Vaccine Covid-19 không gây ra những tác dụng phụ lâu dài
Trước tiên, việc nghiên cứu về vaccine mRNA đã được thực hiện nhiều thập kỷ qua. Năm 1988, các nhà khoa học đã đề xuất đưa mRNA làm dược phẩm và có thử nghiệm đầu tiên trên chuột năm 1993, thử nghiệm lâm sàng về vaccine mRNA trên người bắt đầu từ 2015.
Nói cách khác, việc sản xuất vaccine mRNA phòng Covid-19 được dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu từ hàng thập kỉ trước.
Vaccine Covid-19 cũng được thử nghiệm lâm sàng từ tháng 3/2020, đến nay đã được hơn 18 tháng. Theo Giám đốc Trung tâm giáo dục Vaccine tại Bệnh viện nhi Philadelphia (Mỹ), các tác dụng phụ nghiêm trọng của vaccine chỉ xảy ra trong 6 tuần đầu sau khi tiêm. Như vậy, nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng sau hơn 18 tháng là không có.
Mắc Covid-19 rồi vẫn cần tiêm vaccine
Nhiều người cho rằng, miễn dịch tự nhiên của cơ thể sau khi nhiễm Covid-19 là rất tốt. Tuy nhiên, chúng ta không thể biết mức kháng thể đó là bao nhiêu và tồn tại trong bao lâu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mức kháng thể ở những người từng nhiễm Covid-19 là rất khác nhau và chúng ta không thể biết mình thuộc nhóm nào.
Trong khi đó, trừ những người bị suy giảm miễn dịch, vaccine Covid-19 tạo ra khảng thể rất cao. Hơn thế, kháng thể sẽ suy yếu theo thời gian. Vì vậy, nếu chúng ta có mức độ kháng thể với Covid-19 thấp, điều đó có nghĩa khả năng bảo vệ cơ thể của nó chỉ tồn tại trong vài tháng ngắn ngủi.
Ngược lại, những người nhiễm Covid-19 đã khỏi bệnh sau đó được tiêm vaccine sẽ có khả năng bảo vệ mạnh hơn nhiều so với những người nhiễm bệnh hoặc tiêm vaccine đơn thuần. Điều đó cũng có nghĩa, nếu bạn bị nhiễm Covid-19 và đã khỏi bệnh, bạn vẫn cần phải tiêm phòng vaccine.
Vaccine làm giảm sự lây lan Covid-19
Các nghiên cứu từ Israel cho thấy vaccine có thể ngăn ngừa Covid-19 lây lan bằng cách giảm sự phát tán của virus khi người tiêm vaccine xong vẫn nhiễm bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả của vaccine chống lại nguy cơ nhiễm bệnh giảm dần theo thời gian. Không chỉ thế, biến thể Delta khiến người bệnh thải ra nhiều hạt virus hơn. Dù vậy, khả năng giảm lây lan của virus không biến mất hoàn toàn.
Thể Delta có tốc độ lây lan nhanh. (Ảnh minh họa)
Đầu tiên, chúng ta sẽ giảm được ít nhất 50% khả năng nhiễm Covid-19 nếu đã tiêm vaccine so với người không tiêm. Điều đó cũng có nghĩa nguy cơ lây bệnh cho người khác giảm đi một nửa.
Ngoài ra, thời gian khỏi bệnh của những người tiêm vaccine ngắn hơn so với những người không tiêm. Điều này cũng góp phần làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Đặc biệt, khả năng chống sự xâm nhập cũng như khả năng lây lan của virus sẽ được khôi phụ nếu được tiêm mũi tăng cường.